Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Báo cáo Dự án LEED tại Việt Nam

 

Chứng nhận công trình xanh LEED ngày càng gia tăng nhanh chóng với số lượng lớn kể từ năm 2010 đến nay báo hiệu sự bùng nổ trong những năm tới đây trong thị trường thiết kế công trình xanh. Báo cáo dự án LEED tại Việt Nam sẽ được trình bày ở bài viết này.

1. Khái niệm

 

LEED viết tắt của cụm từ “Leadership in Energy and Environmental Design” (tạm dịch là “Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về năng lượng và môi trường”) là một giấy chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council), một tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá các công trình, tòa nhà đạt chuẩn thân thiện với môi trường.

 

 

Tiêu chuẩn LEED là một trong những chứng nhận kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Các công trình xây dựng chiếu theo chứng chỉ LEED để đặt ra các tiêu chuẩn về mức độ thân thiện với môi trường, việc tạo ra các mảng xanh trên dự án bất động sản nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yếu tố ngân sách mà chủ thầu đã đề ra.

 

2. Chứng nhận LEED tại Việt Nam

 

Công trình xanh tại Việt Nam xuất phát muộn hơn các nước trong khu vực. Bắt đầu được chú ý phát triển vào những năm 2010 – 2011  trong khi  các nước  Đông Nam Á khác  như  Thailand, Singapore đã bắt đầu từ những năm 2007.

Khởi đầu với 2 công trình đầu tiên là 2 công trình công nghiệp gồm nhà máy Colgate Palmolive với chứng chỉ LEED Bạc 2010 và trung tâm kho vận của công ty YCH Protrade Distripark LEED Bạc 2011.

 

Trong những năm từ 2012 – 2018, các công trình xây dựng mới và mở rộng tại Việt Nam được các chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn thiết kế quan tâm và gia tăng số lượng đăng ký và xây dựng theo các chứng nhận công trình xanh.

 

 

3. Báo cáo Dự án LEED tại Việt Nam

 

Mặc dù tỷ lệ công trình kiến trúc đăng ký thiết kế theo chứng nhận xanh tại Việt Nam đã và đang gia tăng mạnh mẽ, nhưng con số này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số lượng công trình được đầu tư xây dựng hàng năm và vẫn tập trung phần lớn ở phân khúc công trình công nghiệp và văn phòng.

Về cơ bản đến 23/4/2020 có trên dưới 200 dự án đã đăng ký lấy chứng nhận LEED, trong đó có 76 dự án đạt chứng nhận:

 

 

Phân khúc nhà ở, bệnh viện, trường học thiết kế công trình áp dụng chứng chỉ xanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ lần lượt 8%, 1% và 2% trong số lượng đăng ký mới tính đến cuối năm 2018.

 

Theo báo cáo của Hội đồng công trình xanh Việt nam, trong tổng số 177 dự án LEED đăng ký mới tại Việt Nam tính đến cuối 2018, riêng nhóm công trình văn phòng và công nghiệp chiếm 75% số lương dự án và 80% tổng diện tích sàn.

 

Dự án The Coastle Hill đạt mức bạch kim của LEED

 

Các công trình tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh LEED đã đạt được hiệu quả nhất định khi vận hành và đáp ứng được các tiêu chí phát triển bền vững. Các công trình đã giảm tiêu thụ năng lượng, sử dụng các vật liệu tái chế, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên, không gây tổn hại đến môi trường và giảm tác động gây biến đổi khí hậu.

 

Công trình Văn phòng nhà máy ATAD – Đồng Nai với chứng nhận Bạch Kim của LEED đã đạt hiệu quả lớn trong sử dụng với các tính năng xanh như:

+ 100% các khu vực làm việc được chiếu sáng mặt trời đầy đủ

+ 50.66% lượng nước tiêu thụ được cắt giảm

+ Giảm được 45,6% năng lượng tiêu thụ

+ 100% diện tích mái có độ phản xạ ánh sáng cao

+ 25% vật liệu xây dựng từ nguồn tái chế và 100% thảm trong tòa nhà đều được nhận chứng nhận Green Label Plus.

 

 

Tất cả các công trình được thiết kế theo chứng nhận xanh LEED đều đạt được mục tiêu nổi bật về giảm tiêu thụ năng lượng, giảm tiêu thụ và tái sử dụng nước, tăng mức độ tiện nghi bên trong công trình về môi trường không khí nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng công trình.

 

Đây là ba yếu tố quan trọng hàng đầu vừa đáp ứng gia tăng giá trị của công trình, vừa đáp ứng nhu cầu người sử dụng, vừa đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, tài nguyên và giảm phát thải CO2.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger