Tại Mỹ, các công trình xây dựng bình thường tiêu thụ đến 20% năng lượng, 70% điện năng và phát ra 39% tổng lượng khí thải CO2 tương đương với 2,1 tỷ tấn mỗi năm. Với tốc độ tăng trưởng xây dựng hàng năm bình quân đạt 12%, Việt Nam là một đất nước đang đứng trước nguy cơ chịu nhiều tổn thất về sinh thái và kinh tế nếu không gấp rút giải quyết vấn đề hiệu quả năng lượng công trình và cắt giảm lượng khí thải CO2. Chính vì vậy phát triển công trình xanh đang là một xu hướng tất yếu và lựa chọn thông minh của chủ đầu tư.
PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH XANH LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU
1. Khái niệm công trình xanh
“Công trình xanh” được định nghĩa là công trình xây dựng mà trong cả vòng đời của nó, từ giai đoạn lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công, vận hành sử dụng, cho đến giai đoạn sửa chữa, cải tạo tái sử dụng, đều đạt được các tiêu chí: sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nước, vật liệu, giảm thiểu nhỏ nhất các tác động đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người, bảo tồn cảnh quan và sinh thái tự nhiên, tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho con người.
2. Một số lợi ích công trình xanh
Một số công trình xanh tiêu biểu
Bảo vệ sức khỏe người dùng
– Với chất lượng về môi trường sống lành mạnh giúp giảm thiểu tối đa các bệnh liên quan tới hô hấp, dị ứng,…
– Thảm thực vật hay phong cảnh xanh còn giúp xoa dịu mệt mỏi, tạo điều kiện thư giãn,…
– Việc xóa bỏ ranh giới với môi trường tự nhiên trong các công trình xanh còn giúp nâng cao thẩm mỹ cảnh quan, tạo sự thoải mái và làm tăng chỉ số hạnh phúc cho cư dân.
Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
– Công trình xanh giúp nâng cao chất lượng môi trường sống cả bên trong mà lẫn bên ngoài của công trình.
– Giảm định mức sử dụng hay sử dụng năng lượng thay thế sẽ giúp làm giảm nguy cơ thiếu hụt nguồn điện và giảm biến đổi khí hậu.
– Sử dụng vật liệu không có chất độc hại và thân thiện môi trường sẽ giảm rác thải xây dựng và tác hại trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
– Khai thác nguồn năng lượng từ thiên; khai thác nguồn năng lượng có thể tái chế được giúp ngăn chặn việc cạn kiệt năng lượng trong tương lai.
3. Phát triển công trình xanh trên thế giới
Xu hướng phát triển công trình xanh chỉ thực sự bắt đầu cách đây hơn 2 thập kỷ, kể từ khi Hội đồng Công trình xanh của Mỹ (USGBC) được thành lập năm 1993. Cơ quan này biên soạn ra các nhóm tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường,… thể hiện trong tiêu chuẩn viết tắt là LEED (Leadership in Energy and Environmental Design).
Kể từ đó, tiêu chuẩn LEED được áp dụng rộng rãi không chỉ cho công trình tại nước Mỹ, mà còn áp dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê, LEED được xem là hệ thống đánh giá công trình xanh phổ biến nhất với gần 80.000 công trình dự án, được công nhận tại hơn 160 quốc gia trên thế giới. Ở Châu Á, tiêu chuẩn LEED đã áp dụng cho hơn 2000 công trình ( Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc,…). Tại Việt Nam tính đến hết tháng 5/2020, có 77 dự án tại Việt Nam đã đạt chứng nhận LEED hàng trăm dự án khác đã đăng ký và đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn LEED ở Quy Nhơn.
Bên cạnh sự phổ biến của tiêu chuẩn LEED trên toàn cầu, hầu hết các quốc gia đều có “Hội đồng công trình xanh quốc gia” và là thành viên của “Hội đồng Công trình xanh thế giới”. Và con số hơn 85 quốc gia đã thành lập Hiệp hội hay Hội đồng Công trình xanh (Green Building Council) đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển xây dựng công trình xanh trên thế giới.
Tại Việt Nam xu hướng phát triển công trình xanh đã có khởi sắc, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) được thành lập năm 2007, sau đó ban hành tiêu chuẩn LOTUS vào năm 2009. Đến nay, đã có khoảng 28 công trình tại Việt Nam đã đạt chứng nhận và có hơn 41 công trình đang triển khai theo tiêu chuẩn này. Ngoài ra theo một số thống kê năm 2019 Việt Nam chỉ có khoảng hơn 70 công trình đạt chuẩn và chỉ đến quý 3 năm 2020 con số này đã tăng vọt lên đến 155 cùng với hàng trăm dự án đang tiếp tục triển khai.
Trước lợi ích và những con số thống kê ở trên cho thấy phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu trong phát triển đô thị không chỉ tại Việt Nam mà ở trên toàn thế giới.
LỰA CHỌN THÔNG MINH CHO CHỦ ĐẦU TƯ
Đối với các chủ đầu tư lợi ích của việc lựa chọn công trình xanh đem lại là vô cùng lớn có thể kể đến như: tạo thương hiệu, tăng năng suất lao động, lợi ích kinh tế,…Chính vì vậy lựa chọn công trình xanh là lựa chọn thông minh của các chủ đầu tư.
1. Hiệu quả kinh tế
Theo kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới, xây dựng các công trình xanh trung bình sẽ đòi hỏi tăng vốn đầu tư khoảng 3 – 8% so với đầu tư thông thường. Tuy nhiên, Nhưng chúng sẽ tiết kiệm 15-30% năng lượng sử dụng, giảm khoảng 30 – 35% lượng khí thải CO2, tiết kiệm 30-50% lượng nước sử dụng và 50 – 70% chi phí xử lý chất thải. Do đó, chỉ sau 4 – 5 năm vận hành nhà ở xanh, số tiền tiết kiệm được có thể bù đắp vốn đầu tư và tổng lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành ngày càng lớn.
Đây quả thực là lựa chọn thông minh của các chủ đầu tư vì các sản phẩm từ công trình xanh thân thiện thường được bán với giá cao hơn, cũng như có sẵn thương hiệu từ các tiêu chuẩn xanh giúp bán nhanh hơn tạo hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra làm việc trong môi trường tiếp xúc với các vật liệu thân thiện với môi trường giúp đảm bảo sức khỏe người lao động từ đó tăng hiệu quả làm việc hơn.
2. Tăng giá trị thương hiệu
Đối với mỗi doanh nghiệp việc xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng, chính vì vậy công trình xanh là lựa chọn thông minh của các chủ đầu tư. Xây dựng công trình xanh đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe như: độ bền, thiết kế, thân thiện với môi trường,…từ đó khẳng định chất lượng sản phẩm khi đối với người mua nhà. Thêm vào đó, các công trình xanh còn góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, chi phí sử dụng thấp, đảm bảo sức khỏe người sử dụng và , tuổi thọ công trình cao. Trước các lợi ích to lớn đó dần dần nâng cao ý thức người dân tạo hiệu ứng tích cực cho cộng đồng, từ đó càng làm tăng giá trị thương hiệu cho chủ đầu tư.
3. Thị trường
Ví dụ như thị trường bất động sản Việt Nam, tính theo “Cục phát triển nhà” của ” Bộ xây dựng” thì vài năm tới cần xây dựng vài triệu mét vuông sàn cho người dân cho thấy cơ hội rất lớn cho các chủ đầu tư khi đầu tư vào công trình xanh. Cho nên việc nắm bắt và đi đầu xu hướng công trình xanh là yếu tố quan trọng của các chủ đầu tư. Bên cạnh đó các nhu cầu sống xanh đang dần được hướng tới không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới chính vì vậy thị trường cho công trình xanh là vô cùng rộng lớn.
Dưới áp lực của môi trường đang ngày càng xấu đi thì việc lựa chọn công trình xanh là giải pháp tất yếu và sẽ sớm trở thành nhu cầu cơ bản và bắt buộc. Cũng như bao nhiêu cuộc đua khác, một khi đã là xu hướng tất yếu thì cơ hội sẽ dành cho những ai biết tận dụng và tham gia tích cực từ khi trào lưu mới xuất hiện, chính vì vậy công trình xanh là lựa chọn thông minh cho các chủ đầu tư.
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!