Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Các chính sách thúc đẩy phát triển tài chính xanh tại Việt Nam

Giai đoạn 2021 – 2030 tổng nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh của Việt Nam là khoảng 20 – 75 tỷ USD. Tuy nhiên thị trường tài chính xanh mới chỉ mang tính sơ khai. Vậy các chính sách thúc đẩy phát triển tài chính xanh tại Việt Nam như thế nào?

 

Các chính sách thúc đẩy phát triển tài chính xanh

Ngày 20/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2183/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Đồng thời, quy định công bố các thông tin môi trường và xã hội trong Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường Chứng khoán (TTCK), đánh dấu nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc xây dựng nền tảng đầu tiên và quan trọng cho một TTCK xanh.

 

 

Ngoài ra, kể từ năm 2012, Ủy ban Chính khoán nhà nước cũng đã phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GIZ) xem xét các báo cáo bền vững của các công ty niêm yết làm cơ sở phát triển chỉ số xanh/bền vững, một trong những sản phẩm tài chính xanh cho TTCK Việt Nam.

 

Ngân hàng trong việc thúc đẩy phát triển tài chính xanh

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với sự hỗ trợ kỹ thuật của IFC cũng đã ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo ra các dịch vụ ngân hàng mang tính phát triển bền vững, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, chuyển đổi lĩnh vực tài chính, ngân hàng theo hướng phát triển bền vững.

 

 

Tháng 3/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, cũng như Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia, hướng tới một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực này.

 

Theo các chuyên gia, việc tạo ra được sự hợp tác giữa cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp cũng như công chúng đầu tư trong tăng trưởng xanh nói chung và tài chính xanh nói riêng là rất quan trọng. Sự phối hợp hài hòa, hiệu quả giữa các bên liên quan sẽ đưa ra được những chính sách, phương hướng thực hiện đồng bộ và toàn diện. Sự chủ động tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, công chúng đầu tư sẽ tạo một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh.

 

 

 

                                                                                             Biên tập: Ngô Hiền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger