Năng lượng là yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, là dòng máu nuôi sống nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt dần và việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với con người và môi trường. Vì vậy câu hỏi “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả – khuyến khích hay bắt buộc?”, gần đây là câu hỏi đang gây tranh cãi những ngày qua khi hiện tượng thiên tai như bão lũ, hạn hán, xói lở bờ biển đã và đang xảy ra thường xuyên hơn gây thiệt hại rất lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường sống.
Tấm thu năng lượng mặt trời
Thực trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại Việt Nam
Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng trong các năm qua ở mức khá cao và còn tiếp tục duy trì trong nhiều năm nữa, theo dự tính, giai đoạn 2014 – 2030 nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng với tốc độ bình quân 5,9%/năm.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao hơn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời bảo vệ được môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng giúp tiết kiệm ngoại tệ, phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả – khuyến khích hay bắt buộc?
Đến nay việc sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại Việt Nam mới dừng lại ở mức khuyến khích và chưa có các quy định cụ thể về việc xử lý. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia Việt Nam nên đẩy mạnh việc thực thi pháp luật chuyển từ khuyến khích sang bắt buộc.
1. Về mặt pháp lý
Mặc dù Việt Nam đưa ra Văn bản quy phạm pháp luật Luật số 50/2010/QH12 của Quốc hội: “LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ”. Tuy nhiên bộ luật này vẫn dựa trên cơ sở tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của cá tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
2. Chương trình quốc gia quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
Kết thúc chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) giai đoạn 1 (2006-2010) và giai đoạn 2 (2012-2015) đã giúp Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, giảm phát thải và sử dụng năng lượng tiết kiệm trong nhiều lĩnh vực. Kế tiếp bước vào giai đoạn 3 để đạt mục tiêu cam kết giảm phát thải tới 8% từ nay tới 2030, nhiều chuyên gia kiến nghị, cần tiếp tục triển khai Chương trình này ở giai đoạn 3; trong đó, chuyển từ tự nguyện sang bắt buộc tiết kiệm năng lượng.
Theo báo cáo, Việt Nam đã cam kết cắt giảm 8% phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2021 – 2030 so với kịch bản thông thường và sẽ đạt tới 25% với sự hỗ trợ quốc tế có hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Đình Hiệp, Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các khảo sát và tính toán cho thấy, Việt Nam còn nhiều cơ hội kỹ thuật để giảm thiểu thất thoát và lãng phí trong cung cấp và sử dụng năng lượng tại tất cả các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, hộ gia đình.
Chân dung ông Nguyễn Đình Hiệp, Phó Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ông Hiệp cho rằng ,“Mục tiêu tiết kiệm năng lượng trở thành chỉ tiêu bắt buộc đối với các cơ sở sử dụng năng lượng và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng”, ông Hiệp nhấn mạnh. Hiện Bộ Công Thương đã tiến hành xây dựng “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030”. Chương trình được thiết kế với mục tiêu tăng cường thực thi Luật Sử dụng năng lượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ và nghiêm các giải pháp quản lý và kỹ thuật trong lĩnh vực này, tập trung vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng…
Đồng quan điểm trên, ông Dilip R. Limaye, Chuyên gia tư vấn quốc tế cho rằng, phải xác định nội dung mục tiêu và chỉ tiêu cho rõ hơn, đồng thời chuyển từ chương trình tự nguyện sang bắt buộc; có cơ chế tăng cường xử phạt vi phạm và tạo cơ chế khuyến khích về tài chính qua thưởng…
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 do Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức ngày 22/6/2018, tại Hà Nội. Chính những điều trên Việt Nam cần đẩy mạnh việc thực thi pháp luật chuyển từ khuyến khích tự nguyện sang bắt buộc.
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!