Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Những việc cần làm để đạt chứng nhận Công trình xanh LEED

Tiêu chuẩn LEED là một trong những chứng nhận kiến trúc xanh được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Vậy những việc cần làm để đạt được chứng nhận Công trình Xanh LEED chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm và biết đến LEED.

 

LEED là gì?

 

LEED là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, được công nhận và thẩm định cho những công trình kiến trúc.

 

Tại Việt Nam, tính đến 23/4/2020 có trên dưới 200 dự án đã đăng ký lấy chứng nhận LEED, trong đó có 76 dự án đạt chứng nhận.

 

Hệ thống tiêu chí LEED bao gồm các công cụ đánh giá với các nhóm tiêu chí riêng phù hợp với từng loại công trình, như các nhóm tiêu chí: Địa điểm xây dựng bền vững, hiệu quả sử dụng nước, năng lượng, khí quyển, môi trường trong nhà, vật liệu và tài nguyên.

 

Nhưng cần thực hiện công trình như nào để đảm bảo đạt chứng chỉ LEED? Bài viết dưới đây sẽ giúp các độc giả hiểu biết thêm về những việc cần làm để đạt chứng nhận LEED!

1. Thiết lập mục tiêu đạt chứng chỉ LEED tương quan với mục tiêu GRI

 

Chứng chỉ LEED có bốn mức chứng chỉ: Đạt (40 – 49 điểm), Bạc (50 – 59 điểm), Vàng (60 – 79 điểm), Bạch kim (trên 80 điểm). Mức chứng chỉ mong muốn và những chi tiêu cho dự án cần tương quan với các mục tiêu rút ra từ báo cáo GRI.

 

tiêu chí chấm điểm tiêu chuẩn LEED

 

Công trình muốn nâng cao hiệu quả năng lượng cần tăng mức thu năng lượng mặt trời thụ động, điều khiển hệ thống thông gió (HVAC) cho từng khu vực khác nhau và thiết lập các bộ cảm biến và điều khiển. Đây là cơ hội để tối ưu môi trường đã xây dựng của công trình bởi nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính, môi trường và xã hội.

 

2. Thiết lập ngân sách chính xác

 

Ở các mức chứng chỉ cao của LEED cần mức chi phí đầu tư ban đầu cao hơn dù một số tính năng xanh sẽ dần hoàn vốn theo thời gian và có chi phí vận hành thấp hơn. Thiết lập một ngân sách thực tế phù hợp để chi trả cho dự án, bao gồm cả chi phí rủi ro. Việc này đảm bảo công trình không bị cắt bớt một số yêu cầu một cách không mong muốn vào giai đoạn cuối của dự án.

 

 

Trong rất nhiều trường hợp, do ở giai đoạn thiết kế sơ bộ mới có ràng buộc về tổng ngân sách dự án mà chưa có ràng buộc cụ thể cho từng hạng mục, hệ thống. Nhiều giải pháp sáng tạo đã được đưa ra, chỉ phân phối lại ngân sách giữa các khoản mục trong tổng ngân sách vốn có, mà vẫn đạt được hiệu năng tối ưu. Đồng thời, do đã có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên ngay từ đầu, các lỗi và xung đột cũng được phát hiện sớm hơn và giải quyết dễ hơn, với chi phí sửa sai thấp hơn.

 

3. Áp dụng kỹ thuật định giá trị vòng đời

 

Khi thiết kế dự án hãy thực hiện xác định chi phí qua vòng đời công trình cũng như tác động của thiết kế đến hiệu suất công trình. Kỹ thuật định giá trị vòng đời công trình không định giá trị chi phí ban đầu mà có tầm nhìn dài hạn và toàn diện hơn cho toàn bộ vòng đời.

 

Một số yếu tố khi thực hiện Công Trình Xanh tuy có chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng khả năng hoàn vốn nhanh hơn. Có những yếu tố tiết kiệm tiền nhờ việc giảm sử dụng năng lượng và nước đủ để trả cho chi phí vận hành trong vài tháng dù chi phí ban đầu cao. Quan điểm này cũng hỗ trợ nhóm dự án kiểm soát tốt hơn theo bảng theo dõi GRI và ba khía cạnh mấu chốt về kinh tế, môi trường và xã hội.

 

4. Nhóm dự án luôn đúng hướng khi theo đuổi mục tiêu chung

 

Nếu tất cả các thành viên của dự án không làm việc đúng theo mục tiêu chung thì việc đạt được kết quả mong muốn trở nên khó khăn hơn. Cần thiết chia sẻ mục tiêu LEED, GRI và mục tiêu chung với tất cả thành viên như kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu phụ, quản lý dự án, thiết kế cảnh quan,… cũng như cởi mở tiếp nhận các ý tưởng, góp ý của họ.

 

5. Đặt mục tiêu cao nhằm thúc đẩy sự sáng tạo

 

Việc đặt ra một mục tiêu cao hơn so với những yêu cầu của chứng chỉ LEED ngay từ giai đoạn lập kế hoạch giúp kích thích sự sáng tạo và tư duy vượt trội. Điều này đặc biệt hiệu quả với những buổi thảo luận đầu.

Trong trường hợp có một số ý tưởng vượt quá giới giạn về chi phí hay không đáp ứng được phân tích về chi phí/lợi ích thì có thể được thu hẹp lại kế hoạch đó.

 

6. Thực hiện Thiết kế Tích hợp

 

“Cân nhắc về công trình xanh càng sớm thì chi phí tiêu tốn càng ít” là câu nói của Rob Smith, chủ tịch e2 Homes. “Để đạt được chứng chỉ LEED, điều đầu tiên chúng tôi cần phải có một bản thiết kế. Cả nhóm bắt đầu bằng việc thảo luận để tìm ra những phương thức tốt hơn có thể tiết kiệm tiền cũng như nâng cao hiệu quả. Thực hiện công trình một cách thông minh và hiệu quả hơn.”

 

 

Thực hiện thiết kế nhóm là dịp tập hợp các nhóm liên quan lại với nhau, bao gồm cả những thành viên thuộc nhóm mục tiêu và theo dõi GRI. Đảm bảo có một buổi thảo luận tích hợp liền mạch cho dự án để đề ra những mục tiêu lớn cho công trình theo các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội.

 

Công ty cần tổ chức một hội thảo để làm sáng tỏ ý nghĩa của hệ thống đánh giá công trình xanh mà công ty theo đuổi (LEED, LOTUS, Green mark…). Đây là loại hình hội thảo giúp giáo dục nâng cao cho người sử dụng hay khách hàng về quá trình xin cấp chứng chỉ xanh và giúp loại bỏ bất kỳ sự hiểu lầm về quá trình, chi phí và cân bằng lợi ích có thể xảy ra trong suốt giai đoạn thiết kế tiếp theo.

 

7. Thực hiện Mô phỏng Năng lượng Công trình

 

Mô Phỏng Năng lượng là công việc mô tả bằng số hóa toàn bộ hoạt động vận hành thực tế của tòa nhà nhằm dự báo trước mọi vấn đề liên quan tới môi trường không khí, chiếu sáng tự nhiên, các hệ thống năng lượng như đèn, thiết bị, toàn bộ hệ thống điều hòa thông gió, chi phí vận hành của công trình… để thực hiện tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ và các loại chi phí công trình.

Mô Phỏng Năng Lượng giúp cắt giảm, tối ưu chi phí đầu tư ban đầu, cắt giảm tối ưu chi phí vận hành, gia tăng sự hài lòng của người sử dụng công trình.

 

 

Một trong những công việc bắt buộc khi theo đuổi chứng chỉ LEED là toàn bộ công trình cần phải thực hiện Mô phỏng Năng lượng.

 

8. Thuê đơn vị thực hiện Tư vấn chứng chỉ LEED uy tín hàng đầu

 

Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ có quy trình để xác định khả năng hiểu biết và kinh nghiệm với việc cấp chứng chỉ LEED cũng như các kiến thức về nguyên tắc và thực hành xây dựng xanh. Việc trong đội ngũ có chuyên gia về chứng chỉ LEED sẽ hỗ trợ hợp lý hóa quy trình thiết kế, đạt được chứng chỉ và đặc biệt giảm chi phí cho những lỗi mắc phải khi thiếu kinh nghiệm.

 

Muốn đạt được chứng chỉ LEED không hề khó nhưng phải đi theo lộ trình và có kế hoạch cụ thể rõ ràng. Mong rằng bài viết mà GBS mang lại có thể giúp bạn hiểu hơn về những việc cần làm để đạt chứng nhận Công trình Xanh LEED.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger