Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Chủ đầu tư được gì và mất gì khi phát triển công trình xanh

 

Phát triển công trình mang lại lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội và môi trường. Vì thế, phát triển công trình xanh đã trở thành xu hướng tất yếu và lựa chọn thông minh của ngành xây dựng.

1.Những điều có được khi phát triển công trình xanh 

Phù hợp với xu hướng của thời đại mới

 Đối với chủ đầu tư và các nhà phát triển dự án, công trình xanh đáp ứng tốt nhu cầu về thương hiệu, tiết kiệm cho chủ đầu tư từ 20 – 40% chi phí vận hành mỗi tháng nhờ thiết kế thông minh và quy trình vận hành được tính toán kỹ càng.

 

Giải pháp cho các vấn nạn ô nhiễm không khí đô thị

Ô nhiễm không khí không phải một vấn đề mới, nhưng nó thật sự nhức nhối trong những năm gần đây. 

 

 

Với mật độ xây dựng san sát nhau tại đô thị, sẽ rất khó để có thể cải thiện được tình hình mặc dù cư dân bắt đầu lo ngại. Giải pháp gần hồ điều hòa và trồng nhiều cây xanh giúp thanh lọc không khí của công trình xanh sẽ mang tới cho khách hàng thêm một sự giải pháp tối ưu. 

Gia tăng giá trị lợi nhuận một cách bền vững

 

 

Không chỉ mang ý nghĩa xã hội, công trình xanh còn đem đến những lợi ích kinh tế thiết thực. Để đạt được tiêu chí “xanh” đúng nghĩa, dự án phải chứng minh hiệu quả tối ưu về tiết kiệm nước, điện, chất thải và chi phí bảo trì. Đây là nền tảng để phát triển bền vững và tạo nên sự khác biệt trên thị trường. 

 

Những dự án công trình xanh còn có lợi thế không bị mất giá theo thời gian, thậm chí còn tăng mạnh khi xu hướng xanh ngày một phát triển. Vì nó hướng đến yếu tố con người, nên giá trị sử dụng của nó luôn vượt trội hơn các dự án khác. Giá thuê mặt bằng luôn đảm bảo ở mức tốt cho các chủ đầu tư.

 

2. Những điều mất khi phát triển công trình xanh

Chi phí xây dựng và phát triển tăng lên

 

 Chi phí đầu tư có thể tăng trung bình từ 5 – 17% để đạt một chứng nhận đạt chuẩn xanh với những lợi ích thiết thực hữu hình. Tuy nhiên, giá bán hoàn toàn có thể không tăng do nhiều yếu tố: cạnh tranh, sức mua của thị trường, vị thế chưa được đánh giá đúng tầm…

Công trình xanh nếu thiết kế không đúng cách sẽ vô cùng tốn kém: chi phí cho các vật liệu chống thấm, các giá thể cho đất có chất liệu khó phân hủy, phí chăm sóc vận chuyển cây…

 

 

Quy trình để tạo ra một dự án chuẩn xanh còn phải yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chủ đầu tư, Kiến trúc sư, Kỹ sư kết cấu và Kỹ sư cơ điện. Vì vậy, bất cứ lý do nào liên quan tới tiến độ, chi phí, kỹ thuật,… khiến dự án sẽ nhanh chóng trật khỏi “đường ray” dự tính ban đầu. Hậu quả tác động tới nguồn lực dự án, khiến công trình tiết kiệm năng lượng nhưng lại lãng phí nguyên vật liệu, thiết bị và chính chủ đầu tư là nạn nhân.

 

Hiện tại, ở Việt Nam, công trình xanh chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. Vẫn chưa thực sự có những ban hành các ưu đãi từ Chính phủ về tài chính như cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm trừ thuế. Sự tham gia của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, hỗ trợ từ các quỹ tiết kiệm năng lượng cũng đang còn hạn chế.

Thời gian sẽ kéo dài

Hiện chưa xuất hiện các chính sách đơn giản hóa các thủ tục xét duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xanh. Đối với những chứng nhận của nước ngoài, đòi hỏi Chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của họ. Chưa tính những công trình đã xây sẵn, sẽ mất thêm một khoảng thời gian thẩm định, nghiên cứu và tìm các phương án thay đổi phù hợp.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger