Xu hướng phát triển công trình xanh trên thế giới đã được nhen nhóm từ những năm 1990 nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó đảm bảo điều kiện sống cho cộng đồng. Tuy nhiên từ năm 2016 đến nay “Xu hướng phát triển công trình xanh” mới đang thực sự là làn sóng mạnh mẽ lan rộng ra khắp các nước trên thế giới. Từ đó, thị trường công trình xanh đang mở rộng và tạo tầm ảnh hưởng tới các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các xu hướng chung của nhiều quốc gia đó là xây dựng các đô thị xanh, đô thị sinh thái, như: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)…
1. Singapore
Singapore là một đất nước đi đầu trong “làn sóng” xây dựng phát triển công trình xanh.
Cục Xây dựng Singapore cam kết đưa ra khoản tiền 120 triệu đô la cho việc đẩy nhanh tốc độ cải thiện tiết kiệm năng lượng trong các công trình hiện có. Singapore kế hoạch thực hiện mục tiêu có 80% công trình xanh vào năm 2030.
Hệ thống khách sạn Parkroyal – Singapore
2. Nhật Bản
Nhật Bản một trong những nước đi đầu trong xu hướng phát triển công trình xanh và đã có những thành phố sinh thái nổi tiếng như: Kawasaki, Kitakyushu và các thành phố này đang nỗ lực để trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu. Đặc điểm chung của các khu đô thị sinh thái này là các tòa nhà thường được xây dựng theo mô hình thấp tầng, mái nhà phủ cỏ và cây xanh để cách nhiệt, phương tiện đi lại trong khu đô thị là xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch, xe đạp hoặc xe chạy điện.
Thành phố sinh thái Kitakyushu (Nhật Bản) mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường từ các ngành Công nghiệp nặng cho đến công nghiệp nhẹ. Nhưng các doanh nghiệp đều được cơ quan quản lý kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến môi trường khi xây dựng nhà máy và sản xuất tại đây. Nếu không đảm bảo vấn đề môi trường sẽ không được cấp phép, ngược lại các đơn vị đạt tiêu chuẩn sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Chính vì thế, thành phố này đã cắt giảm được 2.000 tấn CO2/năm.
3. Hàn Quốc
Công viên Seoul, Hàn Quốc.
Seoul của Hàn Quốc là một hình mẫu về cải tạo hạ tầng xanh, đây cũng là xu hướng mới mẻ trong phát triển công trình xanh mà các nước trên thế giới cần tham khảo. Trong vòng 30 năm, Seoul liên tục thực hiện các dự án cải tạo cấu trúc đô thị, phát triển không gian công cộng và cung cấp cơ sở hạ tầng theo hướng tăng cường cây xanh. Nhiều công viên lớn được xây dựng dọc theo hai bên bờ sông Hàn nhằm sửa chữa những sai lầm trong quy hoạch trước đây. Tính đến nay, 40km dọc đôi bờ sông Hàn có 12 công viên lớn bao gồm hồ nước, đảo chim, rừng cây cổ thụ, sở thú…Tận dụng mọi không gian để trồng cây, chính quyền Seoul cũng đã biến một cây cầu vượt cũ được xây dựng vào năm 1970 thành một công viên trên cao rất ấn tượng. Công viên có tên Seoullo 7017 với hơn 24 nghìn cây xanh. Trong tương lai, khu vực này dự kiến sẽ được xây dựng thành một nơi ươm mầm xanh cho Seoul.
4. Việt Nam
Việt Nam đang dần bắt kịp với xu hướng phát triển công trình xanh thế giới như số lượng công trình xanh tại Việt Nam đạt chứng nhận chỉ đạt khoảng 70 công trình vào năm 2019 tuy nhiên con số này đã tăng vọt lên tới 155 công trình vào quý 3 năm 2020.
Việt Nam có hệ thống chứng nhận công trình xanh riêng LOTUS là hệ thống chứng nhận công trình xanh được phát triển bởi Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) – tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, thành viên Hội đồng Công trình xanh Thế giới (World GBC). Trải qua hơn 8 năm phát triển, Chứng nhận LOTUS hiện nay bao gồm 7 hệ thống đánh giá, áp dụng cho hầu hết các loại dự án xây dựng như công trình phi nhà ở, nhà chung cư, công trình đang vận hành, nhà ở riêng lẻ, công trình quy mô nhỏ và không gian nội thất.
LOTUS đóng vai trò là tiêu chuẩn định hướng và công cụ thiết lập mục tiêu nhằm xây dựng công trình thân thiện với môi trường và sức khỏe của người sử dụng với chi phí vận hành thấp hơn. Một số công trình xanh tiêu biểu: ECOHOME 3, DIAMONDA LOTUS RIVERSIDE, Trường Mầm non Thế giới Xanh Pouchen,…
Xu hướng phát triển công trình xanh là tất yếu nó đem lại hiệu quả tích cho môi trường cũng như góp phần to lớn nâng cao sức khỏe cho chúng ta. Chính vì vậy chúng ta hãy chung tay tiếp tục đẩy mạnh phát triển công trình xanh hơn nữa để tạo thật nhiều giá trị tốt đẹp cho thế giới này.
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!