Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Lịch sử phát triển CTX trên Thế giới

 

Nửa cuối thế kỉ XX, khi các ngành công nghiệp phát triển như vũ bão đã tạo nên một diện mạo mới cho Trái đất, tuy nhiên điều đó cũng kéo theo nhiều điều hệ lụy khác. Trong đó ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu luôn là chủ đề cả Thế giới quan tâm và chú ý. Việc tìm kiếm một không gian sống và làm việc không khói bụi ô nhiễm, tiện nghi và thoải mái là nhu cầu mong muốn của mỗi con người.

 

Mặt khác, cùng với sự sôi động của thị trường bất động sản và xu hướng “xanh”  đã tác động và thúc đẩy các chủ đầu tư tìm hướng đi mới trong concept  sản phẩm theo tiêu chuẩn công trình xanh. Sự phát triển công trình xanh dần trở nên cấp bách và trở thành “xu thế tất yếu trên thế giới”.

 

Lịch sử ra đời của công trình xanh trên thế giới

 

Thuật ngữ “Công trình xanh” (CTX) bắt đầu manh nha trên thế giới vào những năm 70 của thế kỷ trước. Từ cuối thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21, loài người đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn về sinh thái và môi trường, thể hiện rõ rệt nhất qua “Biến đổi khí hậu / Climate Change”- hiện tượng đang ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa hủy diệt cuộc sống trên Trái đất.

 

Lo lắng về sự phát triển thiếu bền vững Trái đất, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về “Môi trường và phát triển” năm 1987. Tiếp đó, năm 1992 Liên hợp quốc lại tổ chức Hội nghị Môi trường và phát triển với sự tham gia của người đứng đầu 162 quốc gia, cùng ký kết “Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu / UN Framework Convention on Climate Change”. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn công ước này tháng 11/1994, sau đó đã xây dựng “Chương trình phát triển bền vững quốc gia” (còn gọi là chương trình nghị sự 21/ Agenda 21).

 

Trong bối cảnh đó, năm 1990 – 1995 Phong trào Công trình xanh (CTX) ra đời và được coi là hoạt động quan trọng, tích cực và hiệu quả nhất trong các hoạt động có ý thức của toàn cầu ứng phó với Biến đổi khí hậu. Lý do của sự đánh giá này là các công trình xây dựng (kể từ khi xây dựng, vận hành đến lúc phá hủy) đã thải ra khoảng 50% khí nhà kính CO2 – nguyên nhân chủ yếu gây ra Biến đổi khí hậu.

 

 

Quá trình phát triển Công trình Xanh trên thế giới

 

Sau 10 năm thực hiện CTX, các công trình ở Mỹ (số công trình được cấp chứng chỉ CTX 2000 là 1500 và năm 2006 là 5000) đã tiết kiệm được 30% – 50% nước và năng lượng. Tại Đài Loan, sau 7 năm thực hành CTX (2000 – 2007) đã tiết kiệm được 432 triệu kWh điện, giảm được 285.000 tấn CO2, tương đương lượng hấp thụ của 950 ha rừng, giảm 18,3 triệu m3 nước sạch.

 

Với lợi ích to lớn như vậy, nên phong trào CTX lúc ra đời, năm 1990 – 1995, mới như một “làn sóng / the Wave”, năm 2000 đã trở thành “Cơn bão / the Storm” và đến nay đã trở thành “Cuộc cách mạng / the Revolution” trong lĩnh vực xây dựng thế giới, đã lan tỏa trong hơn 100 quốc gia. Tại Singapore, khởi đầu từ năm năm 2005, đến 2012 đã có 1500 công trình được nhận chứng chỉ CTX, chiếm 21% tổng số lượng nhà cửa, và dự kiến tới năm 2030 sẽ có 80% công trình đạt chứng chỉ CTX. Malaysia bắt đầu phát triển phong trào CTX năm 2009, đến năm 2013 đã có 5 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ CTX.

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger