Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Thực trạng tài chính xanh cho ngành bất động sản tại Việt Nam

Sự chuyển dịch từ các thị trường vốn truyền thống sang thị trường vốn xanh được xem là bước tiến quan trọng. Vậy thực trạng tài chính xanh cho ngành bất động sản tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

 

1. Tài chính xanh là gì?

Tài chính xanh được hiểu là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính, ô nhiễm môi trường, sản xuất xanh… 

 

 

Hiện nay, các doanh nghiệp phát triển bất động sản tư nhân có năng lực sáng tạo, sẵn có tiềm lực kỹ thuật và các công cụ cần thiết, và có thể phát triển nếu được hỗ trợ thu hút thêm đầu tư.

 

2. Chính sách, định hướng tín dụng xanh

Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm hỗ trợ phát triển công trình xanh tại nước ta như:

– Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 

 

– Quyết định số 1552/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

 

– Năm 2018, Quyết định số 1731/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

 

– Quyết định số 986/QĐ-NHNN phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó bổ sung nội dung về tín dụng ngân hàng xanh, lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng.

 

 

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường năng lực cho hệ thống, phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện, khách hàng được tiếp cận các gói sản phẩm tín dụng riêng của các tổ chức tín dụng dành cho lĩnh vực xanh…

3. Doanh nghiệp bất động sản chưa chạm đến nguồn tài chính xanh

Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ, định hướng tín dụng xanh nhưng các doanh nghiệp bất động sản chưa chạm đến bất kỳ một gói tín dụng nào, thậm chí trong số con số ít ỏi các dự án đang được thực hiện đánh giá rủi ro thì số lượng công trình xanh cũng rất nhỏ bé.

 

 

Theo đại diện của Ngân hàng Nhà nước, mới chỉ có 36 tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội với dư nợ khoảng 1 triệu 184 nghìn tỷ đồng. Tập trung chủ yếu vào nông nghiệp xanh, còn đối với công trình xanh ngay cả dư nợ đánh giá rủi ro môi trường xã hội (không phải là dư nợ tín dụng – PV) còn khá hạn chế, chiếm tỷ trọng 0,42% tổng dư nợ được cấp tín dụng xanh.

 

Theo ông Trịnh Tùng Bách – Giám đốc Ban R&D Tập đoàn Capital House, trong 16 năm phát triển các dự án bất động sản, doanh nghiệp này chưa tiếp cận được bất kỳ một gói tín dụng nào trong phát triển các dự án xanh từ phân khúc cao cấp cho tới các dự án nhà ở xã hội.

Bà Phạm Thị Thu Hà – Phó Trưởng Phòng Quản lý và phát triển nhà ở xã hội (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng) cho biết, pháp luật hiện chỉ quy định ưu đãi thuế, tài chính và đất đai cho tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng… Còn đối với chủ đầu tư các dự án bất động sản, chưa có ưu đãi về thuế, đất đai mà chỉ được xem xét hỗ trợ lãi suất nhưng cũng rất khó để tiếp cận. Hiện cũng chưa có hình thức ưu đãi nào về thuế, tài chính hay đất đai cho người mua nhà của các dự án bất động sản sử dụng hiệu quả năng lượng.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger