Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Các tiêu chuẩn xanh trên Thế giới?

Các tiêu chuẩn xanh ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên phổ biến hơn trên Thế giới như một giải pháp cho những tác động tiêu cực của con người tới môi trường ngày càng biểu hiện rõ nét như hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

 

Hệ thống các tiêu chuẩn Công trình Xanh là cơ sở để:

– Đánh giá hiệu năng của công trình;

– Chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường thông qua bên thứ ba;

– Tạo điều kiện cho quy trình thiết kế và xây dựng tích hợp;

– Đảm bảo công trình tuân thủ những quy định hiện hành.

 

Dưới đây là những tiêu chuẩn xanh phổ biến nhất hiện nay:

 

1. Tiêu chuẩn xanh LOTUS

LOTUS là hệ thống chứng nhận Công trình Xanh được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) – tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, thành viên Hội đồng CÔng trình xanh Thế giới (World GBC). Trải qua hơn 8 năm phát triển, Chứng nhận LOTUS hiện nay bao gồm 7 hệ thống đánh giá, áp dụng cho hầu hết các loại dự án xây dựng như công trình. LOTUS đóng vai trò là tiêu chuẩn định hướng và công cụ thiết lập mục tiêu nhằm xây dựng công trình thân thiện với môi trường và sức khỏe của người sử dụng với chi phí vận hành thấp hơn.

 

Chứng nhận LOTUS

Các mức chứng nhận LOTUS

 

2. Tiêu chuẩn xanh LEED – Leadership in Energy & Environmental Design

LEED là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh tại Mỹ, được ban hành bởi USGBC – U.S. Green Building Council và được biết đến như là bộ chuẩn phổ biến nhất trên Thế giới ở thời điểm hiện tại. Bộ chuẩn này đã được cho phép đánh giá và chứng nhận tại các tòa nhà vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ nhờ vào thương mại hóa, nó đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi tuy rằng không phải là bộ tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên.

 

LEED cấp giấy chứng nhận cho dự án xây dựng có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu. Thang điểm xếp hạng tiêu chuẩn LEED cho các công trình mới và đại trùng tu cụ thể như sau:

  • Đạt 40 – 49 điểm: Chứng nhận Certified.
  • Đạt 50 – 59 điểm: Chứng nhận Bạc (Silver).
  • Đạt 60 – 79 điểm: Chứng nhận Vàng (Gold).
  • Từ 80 điểm trở lên: Chứng nhận Bạch Kim (Platinum).

Chứng nhận LEED

3. Tiêu chí EDGE

Hệ thống chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) của IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là hệ thống chứng chỉ tự nguyện mang tính toàn cầu cho công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, đưa đến những giải pháp kỹ thuật xanh, đồng thời có khả năng giảm chi phí đầu tư và tiết kiệm của công trình.

 

Đây được xem là cú hích cho các Công trình Xanh, bởi EDGE đơn giản hơn các tiêu chuẩn LEED, LOTUS khi đưa vào triển khai, các tiêu chí xanh đánh giá phù hợp với chi phí của doanh nghiệp. Với ba tiêu chí đánh giá về mức tiết kiệm năng lượng: Nước, năng lượng và vật liệu – các tiêu chí công trình dễ dàng đạt được nên được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.

 

Ngoài ra còn có thể kể đến các tiêu chuẩn xanh khác như CASBEE (Nhật Bản), Malaysia Green Building Index, LEED India (Ấn Độ), BREEAM Europe (Châu Âu), HQE (Pháp), EDGE, Earthcheck, v.v…

 

Tiêu chí EDGE

 

4. Tiêu chuẩn xanh BREEAM – BRE Environmental Assessment Method

BREEAM là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình đầu tiên trên Thế giới, được ban hành bởi BRE Building Research Establishment của Anh. Bộ tiêu chuẩn này chưa được phổ biến ở nhiều nước trên Thế giới vì chỉ áp dụng trong phạm vi các công trình của nước Anh, ưu điểm của bộ tiêu chuẩn này là có thể chỉnh sửa và áp dụng cho nhiều vùng khí hậu khác nhau.

5. Tiêu chuẩn xanh Green Star

Tiêu chuẩn xanh Green Star là bộ tiêu chuẩn đánh giá của Úc, được ban hành bởi GBCA – Green Building Council of Australia. Đây cũng là bộ tiêu chuẩn chưa được phổ biến ở nhiều nước khác nhau trên Thế giới vì chỉ giới hạn áp dụng trong phạm vi nước Úc. Green Star được xem như là LEED phiên bản nước Úc. 

 

Tiêu chuẩn xanh Green Star

6. Tiêu chuẩn xanh BCA Green Mark

Singapore đưa ra bộ tiêu chuẩn Công trình Xanh của họ lấy tên là Green Mark, được ban hành bởi BCA – Building and Construction Authority với tham vọng dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ở trên khu vực và Thế giới. Bộ tiêu chuẩn Green Mark được chuẩn hóa các tiêu chuẩn đánh giá dành riêng cho khu vực khí hậu nhiệt đới.

Các chứng chỉ xanh phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, có ba tiêu chuẩn xanh phổ biến để đánh giá chất lượng và mức độ “Xanh” của một công trình khu dân cư tại Việt Nam, đó là: Tiêu chuẩn LOTUS của Việt Nam, LEED của Mỹ và Tiêu chuẩn EDGE của tổ chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới.

 

Hy vọng bài viết của GBS Vietnam đã cung cấp tới bạn đọc cái nhìn tổng quan của các tiêu chuẩn Công trình Xanh hiện hành đang phổ biến tại Việt Nam và trên Thế giới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger