Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Cải cách khu vực tài chính xanh Việt Nam

Tài chính xanh (Green Finance) là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa.

1. Thực trạng tài chính xanh Tại Việt nam

Về thị trường tài chính xanh

Đã có một số hoạt động, sản phẩm được giới thiệu ra thị trường nhưng chưa thực sự trở thành một xu hướng đầu tư, phát triển. 

Các quy định cụ thể về triển khai, vận hành thị trường vẫn đang được nghiên cứu, chưa được ban hành. Điển hình như chính sách đối với trái phiếu xanh mới ở dạng thử nghiệm, và chỉ là Trái phiếu Chính phủ, chưa phát triển Trái phiếu doanh nghiệp xanh. Đối với cổ phiếu xanh, chưa có khung chính sách phát triển thị trường cũng như các quy định về các sản phẩm (quy cách, điều kiện phát hành…).

 

Về việc phát triển các trung gian tài chính xanh

Có 3 ngân hàng thương mại áp dụng được Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS), 17 ngân hàng thương mại đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ và đa phần đã thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 

 

 

Tuy nhiên, đa phần các ngân hàng thương mại chưa có bộ phận riêng, chuyên trách về phát triển ngân hàng – tín dụng xanh.

 

Trong việc triển khai tín dụng xanh

 Thách thức hiện hữu nhất là rào cản về lượng vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài, trong khi hiệu quả tài chính chưa cao. 

Bên cạnh đó, các vấn đề về kỹ thuật, kinh nghiệm trong thẩm định dự án xanh cũng là hạn chế lớn đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Chính do công nghệ và dự án mới nên kinh nghiệm của chủ đầu tư và ngân hàng chưa nhiều, có thể tiềm ẩn rủi ro cao.

 

Đối với đầu tư xanh

Theo kết quả khảo sát nhận thức đầu tư xanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, những nhân tố tác động tới đầu tư xanh của doanh nghiệp bao gồm: 

– Cơ sở hạ tầng cho đầu tư xanh

– Khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư xanh

–  Ưu đãi tiếp cận vốn cho đầu tư xanh

–  Hiểu biết đầu tư xanh

– Hỗ trợ từ Chính phủ, ngân hàng về tiếp cận vốn cho đầu tư xanh

– Nguồn vốn có thể tiếp cận cho đầu tư xanh

– Những ưu đãi đặc thù của đầu tư xanh. 

 

 

Phần lớn các doanh nghiệp khảo sát chưa thực sự biết tới quỹ đầu tư xanh, vốn xanh như phát hành trái phiếu xanh, tín dụng xanh và các công cụ huy động nợ xanh khác.

 

Ý thức trách nhiệm của người dân

Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức được vận động để tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, nhưng về cơ bản ý thức trong các hoạt động hàng ngày chưa được hình thành một cách rõ nét. Các khái niệm về tăng trưởng xanh, tài chính xanh chưa được phổ cập rộng rãi cho mọi đối tượng trong xã hội.

 

2. Những gợi ý cho Việt Nam nhằm phát triển hệ thống tài chính xanh

 

Việt Nam bước đầu hướng tới sự phát triển của hệ thống tài chính xanh nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Để thực hiện được những mục tiêu tăng trưởng xanh của nền kinh tế xanh thì vai trò dẫn dắt của chính phủ kiến tạo sẽ thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

Chính phủ xây dựng chiến lược, tạo dựng thị trường và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh

 

Chính phủ thực hiện tạo dựng thị trường, để thị trường hoạt động hiệu quả bằng việc tạo ra hành lang pháp lý công bằng và có hiệu lực. 

Cụ thể là:

– xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp

– Tạo khung pháp lý cho các quan hệ kinh tế – xã hội

– Cho phép các chủ thể thuộc chính quyền, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức đào tạo trong phạm vi quyền hạn của mình.

– Sẵn sàng tạo lập một môi trường khuyến khích hoặc có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi chuyển đổi từ nền kinh tế “nâu” truyền thống sang nền kinh tế “xanh”.

 

Chính phủ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành phần, khu vực kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế, chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh.

 

Chính phủ dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển kinh tế xanh

 

 

Chính phủ cần có khả năng dự báo thể hiện trong quá trình hoạch định chính sách với tầm nhìn hệ thống để có thể phát hiện các khả năng có thể điều hòa, cân đối những yêu cầu khác nhau về nguồn lực. 

 

Chính phủ cần xây dựng những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí, cho vay tài chính phù hợp cho khu vực doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh. Từ đó tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

 

Chính phủ mang tinh thần doanh nghiệp trong khuyến khích phát triển kinh tế xanh

 

Thực tế cho thấy, việc thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào các dự án xanh gặp nhiều cản trở do mức độ hấp dẫn của những dự án đó đối với các nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế chưa cao. 

Do vậy, Chính phủ cần giải quyết sự mâu thuẫn trong mục tiêu này thông qua việc triển khai các sáng kiến để gia tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư xanh tại Việt Nam.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger