Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Tín dụng xanh – xu hướng cho vay mới của các ngân hàng

Tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của nền kinh tế toàn cầu. Về phía các ngân hàng, tín dụng xanh được xem là xu hướng cho vay mới.

Chính sách tín dụng xanh được nhiều quốc gia có trình độ phát triển khác nhau trên thế giới theo đuổi, trở thành xu hướng phát triển chung và là cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của các nước.

 

Tín dụng xanh là gì?

 

 

Tín dụng xanh (TDX) được hiểu là việc các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh mà không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung.

 

Thực tế cho thấy, việc triển khai các chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh giúp mang lại nhiều lợi ích trên các phương diện.

 

Phát triển tín dụng xanh giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro về môi trường, xã hội trong hoạt động kinh doanh. Việt Nam cũng đang dần đi theo xu hướng này, song vẫn gặp nhiều khó khăn và cần giải pháp để đẩy mạnh dòng vốn này hơn nữa.

 

Thực trạng tín dụng xanh tại nước ta

Ngành ngân hàng đóng vai trò trọng yếu trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư, định hướng nguồn lực tài chính vào những lĩnh vực xanh, hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ảnh hưởng tới môi trường; góp phần thúc đẩy các khách hàng vay vốn chuyển đổi dự án và mục đích sử dụng vốn vay sang các dự án thân thiện với môi trường.

 

Theo số liệu từ NHNN cho biết đến tháng 6 năm 2019, dư nợ tín dụng dành cho các dự án xanh đã tăng 317.600 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2018, trong đó dư nợ tín dụng trung – dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh. Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/năm, trung – dài hạn từ 9-12%/năm.

 

 

Dư nợ tín dụng xanh tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh với 45% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng xanh và lâm nghiệp bền vững chiếm 5% tổng dư nợ.

 

Kết quả khảo sát về áp dụng “tín dụng xanh” trong ngành ngân hàng của NHNN cho thấy có 19 TCTD xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 TCTD tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động “tín dụng xanh”, 10 TCTD đã xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng cho “tín dụng xanh”, 17 TCTD đã sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế.

 

Những TCTD gắn nhiều với tín dụng xanh thời gian qua có thể kể đến như BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, HDBank, VPBank, Nam A Bank, Sacombank,…

 

Tính tới quý III/2020, VietinBank có dư nợ tín dụng xanh là 22.700 tỷ đồng cho gần 278 dự án, trong đó tỷ trọng tập trung chủ yếu là dư nợ thuộc ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm 71% dư nợ tín dụng xanh). VietinBank đã và đang tài trợ 400 dự án năng lượng tái tạo, nhiều dự án có quy mô và công suất lớn hơn 100 MW, gồm các nguồn năng lượng tái tạo đa dạng. Nhiều dự án điện đã tài trợ có hiệu quả như: Dự án điện mặt trời Trung Nam (Trà Vinh), Điện gió Hướng Tân (Hòa Bình), Thủy điện Thuận Hòa (Hà Giang)…

 

Tín dụng xanh – xu hướng cho vay mới của các ngân hàng

 

Tại hội thảo “Giải pháp thu hút nguồn vốn cho các dự án năng lượng xanh” diễn ra ngày 29/12 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, NHNN luôn khuyến khích các TCTD hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường bao gồm năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

 

 

NHNN đã bổ sung nội dung về tín dụng – ngân hàng xanh vào Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Đồng thời ban hành đề án Ngân hàng xanh tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 100% ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn cho vay…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger