Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Phân biệt khái niệm công trình xanh, kiến trúc xanh và nội thất xanh

“Công trình xanh”, “Kiến trúc xanh”, “Nội thất xanh” là những khái niệm không còn xa lạ tại nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng phân biệt được các khái niệm này.

 

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa của các khái niệm này. Theo ThS. KTS Vũ Thế Cao, Giám đốc Công ty Nội thất Xanh, một công trình sẽ bao hàm cả phần kiến trúc và phần nội thất. Do đó, khái niệm công trình xanh là khái niệm bao chùm tổng quát nhất, bao gồm cả kiến trúc xanh và nội thất xanh. Để tạo được một công trình xanh thì nó phải kết hợp cả yếu tố kiến trúc xanh và nội thất xanh, tức là nó phải xanh từ ngoài vào trong. Công trình được gọi là xanh khi nó xử lý được cả phần năng lượng và phần không gian cho con người.

 

 

Kiến trúc là phần tác động trực tiếp với môi trường bên ngoài, nói đến kiến trúc xanh người ta thường nghĩ nhiều hơn đến kiến trúc công trình, hình thái và năng lượng tỏa ra. Và nội thất là cái cận kề nhất với cuộc sống của con người, nội thất xanh là một yếu tố, khái niệm thu hẹp hơn tác động trực tiếp đến cuộc sống bên trong của con người trong công trình.

 

Cụ thể, kiến trúc xanh là triết lý, phương pháp thiết kế để tạo ra công trình xanh còn công trình xanh là sản phẩm của một quá trình xây dựng (từ các khâu thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và phá dỡ) đã cân nhắc tác động tới môi trường và tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên của công trình trong suốt vòng đời của chúng. Để tạo ra các công trình xanh, ngoài các giải pháp kiến trúc xanh, các kỹ sư cũng đóng góp rất nhiều các giải pháp kỹ thuật như điều chỉnh hệ thống điều hòa, hệ thống chiếu sáng được lắp cảm biến để điều chỉnh tự động, sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng…

 

 

Còn về nội thất xanh, mặc dù thị trường Việt Nam chưa có tổ chức uy tín nào đưa ra định nghĩa, tuy nhiên, có thể hiểu rằng nội thất xanh, cũng giống hai định nghĩa kể trên là phương pháp thiết kế nội thất có kết hợp các lựa chọn, giải pháp thân thiện môi trường. Ví dụ trong quá trình chọn lựa các vật liệu thì ưu tiên các vật liệu có nguồn gốc bền vững, giảm thiểu việc gia công chế biến và tính toán đến khả năng tái sử dụng, tái chế…

 

Đứng trên góc độ của một nhà nghiên cứu, PGS.TS. Nguyễn Nam, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc và Nội thất, Đại học Xây dựng Hà Nội giải thích: Kiến trúc xanh là việc sử dụng các giải pháp kiến trúc để tiết kiệm năng lượng. Các giải pháp kiến trúc để tiết kiệm năng lượng thì thường không có nhiều và nó không chủ động, cho nên nó thường thiên về giải pháp thụ động.

 

Công trình xanh cũng có thể sử dụng cả những giải pháp thụ động như của kiến trúc xanh. Tuy nhiên, vì các giải pháp thụ động này không được nhiều nên nó phải xen kẽ với các giải pháp kỹ thuật để tạo nên một công trình xanh.

 

 

Thí dụ, các tòa nhà lớn, cao tầng, siêu cao tầng, ở các tầng 30, 40 rất nóng, bức xạ lớn, đặc biệt là các tòa văn phòng bắt buộc phải có kính. Khi sử dụng kính như vậy thì ta không thể mở cửa để lấy gió bởi tiếng ồn, bụi bặm sẽ vào bên trong và các giải pháp kiến trúc bị hạn chế. Trong trường hợp đó người ta sẽ sử dụng điều không, kết cấu bao che bằng kính low-e không cho các tia nhiệt đi vào trong nhà… Đó là giải pháp kỹ thuật.

 

Vì thế, công trình xanh thiên về các giải pháp chủ động, giải pháp kỹ thuật, tức là người ta sẽ dùng điều hòa… để giải quyết vi khí hậu trong nhà. Công trình xanh sẽ phải tiết kiệm năng lượng. Về cơ bản, các chỉ số về nó là các chỉ số về tiết kiệm năng lượng như năng lượng chiếu sáng, thông gió trong nhà… Tóm lại, công trình xanh sử dụng đồng bộ nhiều yếu tố. Ở các nước đều có chứng chỉ để xác định một công trình là công trình xanh.

 

Nếu còn bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ với GBS Vietnam để được giải đáp.

 

Nguồn: Tổng hợp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger