Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Trái phiếu xanh là gì

Tại Việt Nam, nhu cầu vốn cho phát triển các dự án xanh, đặc biệt là dự án năng lượng tái tạo rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, việc đẩy mạnh các sản phẩm tài chính xanh, trong đó có trái phiếu xanh là tất yếu. Vậy trái phiếu xanh là gì?

 

1. Trái phiếu xanh là gì?

Cho đến nay, không có định nghĩa phổ quát về trái phiếu xanh.

Theo định nghĩa của Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI): trái phiếu xanh là trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho những giải pháp biến đổi khí hậu do chính phủ, ngân hàng, địa phương hoặc doanh nghiệp phát hành, dán nhãn TPX dưới dạng chứng khoán nợ bao gồm chứng khoán hóa, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có đảm bảo.

 

 

Trái phiếu xanh đang được coi là phương tiện hữu hiệu huy động vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội.

Trái phiếu xanh có thể được phát hành bởi chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty… Bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch,….

 

2. Thực trạng trái phiếu xanh

Việc phát hành trái phiếu xanh đang là xu hướng toàn cầu với sự tham gia của các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… và được xem là một kênh huy động vốn quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng bền vững.

 

 

Tại Việt Nam, nhu cầu vốn cho phát triển các dự án xanh, đặc biệt là dự án năng lượng tái tạo rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, việc đẩy mạnh các sản phẩm tài chính xanh, trong đó có trái phiếu xanh là tất yếu. 

Ngày 12/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế IFC tổ chức hội nghị hướng dẫn phát hành loại trái phiếu này.

Theo đó, tất cả các dự án hướng tới mục tiêu “xanh” như: năng lượng, quản lý chất thải, ô nhiễm…, thậm chí kể cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, du lịch… đều có thể phát hành trái phiếu xanh.

Theo báo cáo gần đây của Tổ chức tài chính quốc tế IFC, giá trị phát hành trái phiếu xanh năm 2019 ở các thị trường đang phát triển đạt 52 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Đặc biệt, trái phiếu xanh ngày càng thu hút các nhà đầu tư, tổ chức, các quỹ hưu trí, công ty quản lý tài sản…

 

3. Nguyên tắc phát hành trái phiếu xanh

 

 

Bốn nguyên tắc chính về phát hành trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế ICMA bao gồm:

– Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành cho các dự án xanh phải được công bố rộng rãi trước khi phát hành để nhà đầu tư có thể theo dõi

 

– Qui trình đánh giá và lựa chọn dự án: Tổ chức phát hành trái phiếu xanh cần xây dựng một qui trình nội bộ xác định các dự án đủ điều kiện sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu xanh

 

– Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được hạch toán riêng và thuận tiện cho tổ chức phát hành trong việc quản lí, theo dõi và phân bổ cho các dự án xanh

 

– Chế độ báo cáo: Tổ chức phát hành phải báo cáo, cập nhật về việc sử dụng, giải ngân đầy đủ nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh, khuyến khích sử dụng những chỉ báo định lượng, định tính để đánh giá hiệu quả của dự án.

 

 

Bên cạnh đó, việc yêu cầu có một bên thứ ba độc lập thẩm định được ICMA khuyến nghị là rất cần thiết nhằm xác định trái phiếu đủ tiêu chuẩn xanh dưới dạng tư vấn, xếp hạng tín nhiệm, dán nhãn, thẩm định và có thể thỏa mãn bốn nguyên tắc trên.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger