Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Những tư duy nhận thức sai lầm về Công trình xanh tại Việt Nam

 

Trong những năm gần đây, công trình xanh đã không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Tại Việt Nam, cũng ngày một nhiều các dự án xanh được thực hiện. Tuy nhiên, nhận thức về Công trình Xanh không phải ai cũng nắm rõ. Các vấn đề này có thể do những nhận thức mang tính sai lầm, có thể liệt kê ra như sau:

1. Là công trình trồng nhiều cây xanh

“Công trình xanh là công trình có nhiều cây xanh” – là khái niệm bị nhiều người nhầm lần nhất. 

Việc lạm dụng trồng nhiều cây xanh hơn mức cần thiết cho công trình còn có thể khiến ý nghĩa “xanh” bị ảnh hưởng. Cụ thể như: 

– Làm tăng việc sử dụng các vật liệu để lắp đặt và bài trí cây xanh

– Tăng mức tiêu hao năng lượng cho việc vận chuyển, trồng và chăm sóc cây, cũng như tăng chi phí đầu tư với mức hiệu quả thấp.

 

 

2. Là công trình có tính thẩm mỹ cao

 

Trong nhận thức về công trình xanh, mọi người óc xu hướng nghĩ đó là các công trình có giá trị thẩm mỹ cao. Bởi đa số các giải thưởng kiến trúc hiện nay sử dụng cây xanh như một nguyên liệu không thể thiếu trong việc tạo nên tính thẩm mỹ của công trình. 

 

3. Công trình xanh là công trình mới

 

Công trình xanh thường được hiểu là các công trình mới, dự án mới được xây dựng. Thực tế là có rất nhiều công trình cũ được xây dựng từ rất lâu, thậm chí từ cổ xưa. Có rất nhiều công trình xanh được xây dựng từ trước, trước giai đoạn cuối thế kỉ 19 cũng được đánh giá là những công trình xanh, chứ không phải chỉ các công trình mới hiện nay.

 

Các công trình này đã “xanh” từ lâu, nhưng vào thời điểm chúng được xây dựng thuật ngữ CTX chưa xuất hiện. 

 

4. Chi phí đầu tư ban đầu lớn

 

Một trong những nhận thức phổ biến về công trình xanh là có chi phí ban đầu lớn. Nếu xét theo cả vòng đời công trình thì thực tế đã chứng minh rằng công trình xanh không hề đắt tiền. 

Bên cạnh những lợi ích cho môi trường như: giảm phát thải khí nhà kính, giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, giảm tác hại tới môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của cư dân…, thì lợi ích kinh tế mà công trình xanh mang lại là sự tiết kiệm cho quá trình vận hành và sửa chữa.

 

 

 

Việc xây dựng công trình Xanh chỉ tạo ra một khoản chi phí nhỏ ở giai đoạn xây dựng. Mặt khác, mang tới những khoản lợi nhuận, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm cho chủ đầu tư. 

 

Do đó, số tiền đầu tư ban đầu sẽ được hoàn lại nhanh chóng cùng những khoản thu về đáng kể. Công trình xanh có thể tiết kiệm 50% tiêu thụ năng lượng so với thiết kế ban đầu mà không làm tăng chi phí. 

 

Lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh là giảm chi phí vận hành (chi phí vận hành thường chiếm hơn 80% chi phí đầu tư), làm gia tăng giá trị tài sản; mức hoàn vốn đầu tư nhanh chóng.

Ngoài ra, có thể chú ý lựa chọn vật liệu xây dựng hợp lý để tối thiểu hóa chi phí phát sinh cho công trình xanh. Những loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường có rất nhiều ưu điểm, không chỉ giảm trọng tải móng, cách âm cách nhiệt tốt mà còn giúp tiết kiệm năng lượng. 

 

5. Sử dụng năng lượng hiệu quả nhất

 

Trong hệ thống tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh, năng lượng chỉ chiếm từ 30 – 35% nên điều này không hoàn toàn đúng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, khi so sánh các công trình có cùng tính chất, quy mô và mục đích sử dụng thì những công trình được đánh giá “xanh” sẽ có mức độ tiêu thụ năng lượng cao hơn. 

Việc theo đuổi mục tiêu xanh và sử dụng hiệu quả năng lượng không phải lúc nào cũng cùng hướng, thậm chí đôi chỗ đối lập.

 

6. Chỉ do Chủ đầu tư hay Lãnh đạo chính quyền địa phương quyết định

Công trình xanh cần có sự đón nhận và ủng hộ của cộng đồng người sử dụng. Nó không chỉ nằm ở giai đoạn đầu tư hay phụ thuộc vào ý tưởng.

Một số xu hướng cần lưu ý trong công trình xanh là:

– Các chủ đầu tư bất động sản muốn làm công trình xanh để hỗ trợ việc quảng cáo bán hàng.

– Các kiến trúc sư làm công trình xanh để nâng cao thương hiệu, danh tiếng cá nhân.

– Các nhà lãnh đạo quản lý chính quyền, muốn có công trình xanh để tạo ra sự khác biệt, nâng cao hình ảnh địa phương.

 

Để tạo nên được công trình xanh cần sự liên kết và đóng góp của nhiều khâu khác nhau. Do đó, nó phụ thuộc rất lớn vào ý thức của các chủ thể tham gia. Để đảm bảo cho cả quá trình thi công và sử dụng sau này cần sự góp sức của rất nhiều đơn vị, không chỉ riêng của Chủ đầu tư hay lãnh đạo chính quyền địa phương quyết định.

7. Chỉ gồm công trình đạt chứng chỉ Xanh

 

Chỉ những công trình đạt chứng chỉ xanh thì mới được gọi là công trình xanh. Đây là nhận thức sai lầm. Trên thực tế thì có rất nhiều công trình đạt hệ thống các tiêu chí đánh giá công trình xanh, tuy nhiên do chủ đầu tư không có nhu cầu xin chứng chỉ nên ít được biết đến.

8. Chỉ là sản phẩm xây dựng cụ thể

Hiện tại các công trình xanh đang được hiểu như một thực thể công trình xây dựng. Đằng sau những tiêu chí đánh giá một công trình xanh đó chính là việc yêu cầu về một hệ sinh thái của các mối quan hệ tự nhiên và quan hệ xã hội: 

– Công trình – môi trường xung quanh.

– Con người – tự nhiên.

– Chủ đầu tư – nhà thiết kế – người xây dựng – người vận hành – người sử dụng… 

 

Các mối quan hệ này luôn song song tồn tại một cách bền vững, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Để đạt được sự cân bằng này, ý thức về phát triển bền vững được hình thành ngay từ khi khởi động ý tưởng đầu tư và phát triển, thông qua những hành vi cụ thể, các khâu của dự án. Đây chính là đóng góp quan trọng nhất của công trình xanh đối với cộng đồng.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger