Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Phát triển vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng cần chú trọng thực hiện những cơ chế chính sách nào?

Các vấn đề về môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng đang cảnh báo cho tất cả các quốc gia ở mọi lĩnh vực. Không những thế, ô nhiễm môi trường còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày do biến đổi khí hậu. Do đó phát triển vật liệu xanh  và tiết kiệm năng lượng trong xây dựng là yếu tố then chốt để tạo nên môi trường sống xanh. Vậy khi phát triển vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng cần chú trọng thực hiện những cơ chế chính sách nào?

 

Tầm quan trọng của vật liệu xanh

 

Gạch không nung 

 

Trong thi công công trình, vật liệu xây dựng chiếm khoảng 60 – 70%. Để xây dựng được môi trường sống xanh, yếu tố then chốt là gắn liền với quá trình đưa vật liệu xanh vào thi công công trình. Việc lựa chọn vật liệu xanh không chỉ có lợi cho sức khỏe con người mà còn làm giảm thiểu đáng kể tiêu thụ năng lượng, tài nguyên các công trình, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn cả Thế giới trong việc tiết kiệm năng lượng.

 

Cơ chế chính sách khi phát triển vật liệu xanh tiết kiệm năng lượng cần chú ý 

 

– Mặc dù nhằm đẩy mạnh sử dụng “Vật liệu xanh” trong ngành xây dựng, Chính phủ đã ban hành một số chính sách để phát triển gạch không nung trong ngành xây dựng. Tiêu biểu là Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28-4-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020: Tỷ lệ vật liệu xây dựng không nung vào năm 2015 là 15 – 20% và năm 2020 tương ứng là 30 – 40%. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, trong đó phải có các cơ chế ưu đãi khai thác và sử dụng vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng cho công trình xây dựng. Phải tăng thuế môi trường cho những VLXD gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

 

– VLXD tiết kiệm năng lượng theo Quy chuẩn QCXD:09 của Bộ Xây dựng cũng đã có những quy định đối với công trình xây dựng sử dụng VLXD tiết kiệm năng lượng, không cần phải sử dụng nguyên liệu tái chế nhưng phải tập trung vào việc giải quyết tiết kiệm năng lượng. VLXD tiết kiệm năng lượng đòi hỏi phải giữ được cho công trình mát hơn về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Trong Quy chuẩn QCXD:09 thì hệ số dẫn truyền nhiệt của VLXD tiết kiệm năng lượng rất quan trọng trong việc sử dụng. Mặc dù đã có Quy chuẩn QCXD:09 của Bộ xây dựng, nhưng vẫn cần tiếp tục bổ sung cũng như đưa thêm các quy chuẩn mới trong việc sử dụng vật liệu xanh.

 

– Chương trình nhãn xanh môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Quyết định Số: 253/QĐ-BTNMT ngày 5 tháng 3 năm 2009 về việc phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái và có Thông tư số 41 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng được 17 bộ tiêu chí cho các nhóm sản phẩm khác nhau, trong đó VLXD có 2 bộ tiêu chí là sơn phủ và gạch ốp lát và 2 nhóm tiêu chuẩn xanh cho sản phẩm xi măng và sứ vệ sinh dùng trong xây dựng.

 

Đó là những cơ chế chính sách mà việc phát triển vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng cần phải chú trọng thực hiện. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn đọc và chủ đầu tư nắm được những điểm quan trọng để có thể thực hiện phát triển vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger