Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Công trình xanh – xu hướng bất động sản sẽ bùng nổ trong 2-3 năm tới

Sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế thế giới đang để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường sống. Trước tình hình đó, công trình xanh được dự báo sẽ là xu hướng bùng nổ trong các năm tới.

 

Thực trạng hiện nay

 

Ở các đô thị lớn những năm gần đây phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một công trình xanh có thể đem lại nhiều lợi ích bền vững như giảm khoảng 30 – 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và khoảng 30% chi phí bảo dưỡng công trình. 

 

 

Công trình xanh đáp ứng chất lượng sống ngày một cao hơn của con người. Mặc dù  chi phí xây dựng các công trình xanh so với công trình thông thường tại Việt Nam ước tính bị đội lên 10 đến 15%. Nhiều người mua căn hộ chỉ tìm vị trí đẹp, giao thông thuận tiện mà hoàn toàn không quan tâm đến yếu tố xanh. Trong khi đó là giải pháp căn cơ nhất cho bài toán ô nhiễm môi trường sống hiện nay.

 

Tính đến quý 3 năm 2020, Việt Nam đã có 230 công trình xanh, trong đó 150 công trình đã được chứng nhận.

 

Lợi ích của công trình xanh

Với môi trường:

– Giảm khí thải

– Các giải pháp công trình xanh như sử dụng năng lượng mặt trời, chiếu sáng tự nhiên và các tiện ích giao thông công cộng làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm khí thải độc hại.

Với kinh tế:

– Tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành 

–  Tăng giá trị công trình và tăng năng suất làm việc, học tập.

Với xã hội:

 Công trình xanh còn mang lại những lợi ích to lớn cho cả cộng đồng:

– Cải thiện sức khỏe

– Tạo nên môi trường sống, làm việc tiện nghi và an toàn cho sức khỏe con người.

 

Các định hướng trong tương lai tại Châu Á

 

Theo báo cáo “Công trình xanh: định hướng tài chính và chính sách cho các thị trường mới nổi” vừa công bố của IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết, đến năm 2030, cơ hội đầu tư công trình xanh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương ước tính lên tới khoảng 17,8 nghìn tỷ USD.

 

Ông Alzbeta Klein nhận định: “Xây dựng xanh là một trong những cơ hội đầu tư lớn nhất của thập kỷ tiếp theo, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm tay nghề cao cho các thập kỷ sắp tới”.

 

Đến năm 2030, tính riêng các thị trường mới nổi trên toàn thế giới, công trình xanh sẽ mang lại cơ hội đầu tư lên tới 24,7 nghìn tỷ USD. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững. Với 80 triệu người dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu ở châu Á trong vài năm tới, nhu cầu nhà ở sẽ tiếp tục tăng cao.

 

 

Các định hướng trong tương lai tại Việt Nam

Cũng như các thành phố đang phát triển khác, Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Dân số sống tại đô thị được dự báo sẽ tăng từ 34,7 triệu người vào năm 2020 lên 65,7 triệu người vào năm 2050.

Điều này có nghĩa là hơn một nửa dân số sẽ chuyển đến sống ở các khu vực đô thị. Cần có thêm 12 triệu mét vuông diện tích sàn mỗi năm và đây là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam. Nhiều công trình xây dựng hơn đồng nghĩa với việc những nhu cầu liên quan khác cũng gia tăng.

 

 

Hiện nay, các doanh nghiệp phát triển dự án ít nhiều có sự chuyển đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển. Việt Nam cam kết đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (bằng tự lực) và 27% (nếu có sự hỗ trợ của quốc tế).

Việc đề ra bộ quy chuẩn về sử dụng năng lượng, vật liệu xây dựng để vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện.

Giải pháp thúc đẩy phát triển các công trình xanh

Hiện tại ở Việt Nam, theo thống kê có khoảng hơn 100 công trình xanh. Tốc độ phát triển của chúng ta quá chậm. Vì vậy, cần có những chính sách giúp thúc đẩy:

– Việt Nam đang có bốn hệ thống tiêu chí đánh giá CTX. Cần lựa chọn bộ chứng chỉ đánh giá, công nhận CTX chính thức để làm cơ sở cho các chính sách cụ thể khác. 

– Nhà nước cần tiên phong thực hiện CTX cho các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo quy mô lớn công trình sử dụng vốn công.

– Xây dựng khung hướng dẫn ưu đãi thực hiện CTX thuộc khu vực đầu tư vốn tư nhân.

– Xây dựng bằng các cơ chế ưu tiên, ưu đãi liên quan đến tài chính, phi tài chính. 

– Chú trọng việc đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực thiết kế và công nghệ xây dựng CTX. 

– Cần có các chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, mật độ xây dựng,… dành cho các thành phần tham gia xây dựng CTX.

 

Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm ở tất cả các nhóm chính sách so với nhiều nước trên thế giới. Trong đó hai chính sách đòn bẩy cần được đặc biệt chú trọng là lựa chọn bộ chứng chỉ CTX chính thức và đề xuất lộ trình áp dụng cho các công trình vốn ngân sách…

 

Có thể nói, các dự án phát triển công trình xanh bền vững sẽ bùng nổ trong các năm tới. Đây là cơ hội để doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư và chú trọng công trình xanh trong tương lai.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger