Không gian sống xanh luôn là một trong những xu hướng của mọi thời đại, dù có phải đối mặt với bất kể sự thay đổi nhanh chóng của các trào thượng lưu tôn phong cách kiến trúc cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại. Chính vì vậy xu hướng xanh hóa trong các dự án và đô thị tại Việt Nam cũng dần trở nên phổ biến, góp phần giúp con người gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, đồng thời tạo nên vẻ đẹp riêng cho mỗi công trình kiến trúc.
1. Kiến trúc xanh
Công trình xanh tiêu biểu
Kiến trúc xanh không chỉ là một công trình có nhiều cây xanh mà còn là những dự án kiến trúc được xây dựng từ những loại vật liệu thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và luồng không khí tự nhiên để giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng. Bởi vậy xanh hóa trong kiến trúc là một xu hướng kiến trúc tạo ra không gian sinh hoạt nhiều tiện ích cho con người theo cách ít gây hại tới môi trường nhằm gìn giữ chất lượng sống cho hiện tại lẫn tương lai.
Trên thế giới, kiến trúc xanh đã được áp dụng từ lâu với những công trình tiêu biểu như Nhà xanh (Singapore), Viện Bảo tàng Quai Branly (Pháp), Trung tâm thể thao xanh (Hà Lan), Tòa nhà Zero Carbon (Hồng Kông), Trường Đại học Nanyang (Singapore) hay khách sạn JW Mariott Dongdaemun (Hàn Quốc).
Vừa bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, vừa thông thoáng và tràn ngập ánh sáng là những đặc điểm nổi bật của các công trình kiến trúc xanh nổi tiếng trên thế giới. Kiến trúc xanh đang ngày một khẳng định vị thế của nó và là xu thế tất yếu của toàn cầu, đặc biệt trong hoàn cảnh thế giới phải đối mặt với nguy cơ và hiểm họa ngày càng tàn khốc do biến đổi khí hậu.
2. Xu hướng “xanh hóa’’ các công trình, kiến trúc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, xu hướng phát triển kiến trúc xanh, công trình xanh,…cũng đang dần được phổ biến rộng rãi, bắt đầu từ các công trình công cộng như công trình Bamboo Wing thuộc khu nghỉ dưỡng Flamingo, Đại Lải, Vĩnh Phúc; Nhà cộng đồng thôn suối Rè, Lương Sơn, Hòa Bình,… đến các dự án khu đô thị, nhà ở tư nhân,…
Phát triển công trình xanh, hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thiết kế xây dựng công trình xanh và đô thị xanh đang là một định hướng và xu hướng hoạt động cấp bách để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong quá trình xây dựng, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển bền vững đô thị và nông thôn.
3. Xu hướng “xanh hóa” đô thị tại Việt Nam
Khu nghĩ dưỡng xanh tại Việt Nam.
Theo Cục Hạ tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng, phát triển đô thị xanh là giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị. Trong các tiêu chí về đô thị xanh, diện tích cây xanh đô thị là chỉ tiêu có hiệu quả cao nhất.
Theo báo cáo quý I năm 2017 của Colliers International, dân số đô thị tại Việt Nam sẽ đạt mức 45% trong vòng 3 năm tới. Bối cảnh chuyển hóa đô thị trên diện rộng như vậy sẽ khiến những thành phố lớn như Hồ Chí Minh chứng kiến sự bùng nổ về số lượng nhà ở. Bởi vậy, phong cách sống xanh càng nên được đặt làm trọng tâm trong định hướng phát triển đô thị tại Việt Nam.
Là một CEO với tầm nhìn phát triển tích cực và bền vững, nhận định về xu hướng này, ông Wyeren Yap – Tổng Giám Đốc Gamuda Land HCMC cho biết, thực tế, người mua không chỉ lựa chọn căn nhà hay chỉ quan tâm đến việc phủ xanh công trình. Họ còn chọn cả không gian sống xung quanh cũng như cơ sở vật chất hay hệ thống giao thông, tiện ích kết nối để đảm bảo cho cuộc sống tiện nghi nhất và sự hài hòa của không gian xanh trong công trình.
Việc Việt Nam tham gia và thực hiện xu hướng “ xanh hóa ” thực sự là một tín hiệu tích cực cho đất nước nói chung và ngành bất động sản nói riêng. Mong rằng Việt Nam sớm vươn mình để trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu xu hướng xanh, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!