Sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường như mất đất nông nghiệp, gia tăng khí thải, hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại cho môi trường,… Trước tình hình đáng báo động đó xu hướng “Vật liệu xanh” đã ra đời và được biết tới như một giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành xây dựng đối với môi trường thiên nhiên.
Vật liệu xanh là gì?
Vật liệu xanh được hiểu đơn giản là những vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế và phân hủy xanh. Tuổi thọ của chúng thường dài và trong quá trình sử dụng không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối môi trường cũng như sức khỏe người sử dụng trong suốt vòng đời.
Việc sản xuất vật liệu xanh có 2 tiêu chí chính là:
- – Sử dụng ít năng lượng để sản xuất.
- – Quá trình sử dụng tiêu tốn ít năng lượng.
Một số loại vật liệu xanh phổ biến
Bê tông nhẹ (bê tông khí chưng áp)
Đây là một loại gạch không nung, siêu nhẹ được sản xuất từ cát, đá mạt nghiền mịn kết hợp với xi măng, vôi, thạch cao, cùng hợp chất nhôm và nước. Có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng, độ chính xác cao, bền vững thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
Xốp cách nhiệt XPS
Loại xốp này nổi trội hơn các loại xốp EPS truyền thống do sở hữu các đặc tính ưu việt như cách âm, cách nhiệt rất tốt và có trọng lượng nhẹ dễ di chuyển. Xốp XPS được làm bằng chất dẻo PS thông qua quá trình đặc biệt mà ở đó tấm cứng, giãn nở được đúc ép, cấu trúc của miếng xốp được hàn kín và có bọt. Ngày nay loại vật liệu xanh này đã được ứng dụng khá nhiều trong các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.
.
Tôn lợp sinh thái (tấm lợp hữu cơ)
Tôn lợp sinh thái là vật liệu được làm từ sợi hữu cơ cellulose, acrylic và chất chống thấm asphalt bằng phương pháp ép lớp. Chính vì thế mà đặc tính của tôn lợp sinh thái là chống nóng, cách âm và cách điện tốt. Không chỉ thế, nó còn cho khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, chống biến dạng ở nhiều môi trường khác nhau.
Tại sao nên sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng?
Xu hướng sử dụng vật liệu xanh
Sử dụng vật liệu xanh đem lại nhiều lợi ích như gia tăng giá trị bền vững, tạo sự gần gũi với thiên nhiên, từ đó giúp tăng cường sức khỏe và khả năng tư duy của não bộ. Và quan trọng hơn cả sử dụng vật liệu xanh vừa giúp tiết kiệm các chi phí vừa giúp tiết kiệm được năng lượng tiêu hao và tài nguyên môi trường. Trong thời điểm môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá nặng nề bởi con người, việc sử dụng vật liệu xanh sẽ trở thành một trong những xu hướng tất yếu nhờ những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.
Dễ sử dụng và tái chế
Các loại vật liệu xanh đa phần đều là những loại vật liệu địa phương, dễ dàng tìm kiếm và áp dụng. Nhờ tính chất thân thiện với môi trường, độ bền cao, một số loại vật liệu xanh sau khi phá dỡ vẫn dễ dàng có thể tái chế sử dụng cho mục đích khác ví dụ như:
- – Gạch: Sử dụng những viên gạch lành cho tường chắn, các công trình phụ. Gạch vỡ làm nền móng, lối đi và trang.
- – Bê tông: Bê tông vụn sau khi phá dỡ có thể được tận dụng để làm nền nhà. San lấp công trình hoặc làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung.
- – Kim loại: Phế thải xây dựng được tái sử dụng nhiều nhất là thép. Vật liệu này được tái chế gần như hoàn toàn, cho phép tái chế lặp đi lặp lại.
- – Gỗ: Gỗ tái chế được tận dụng từ nhà kho, nhà cổ, những thùng rượu, thùng chở hàng. Gỗ dư thừa từ các công trình xây dựng và phá vỡ có thể được tái sử dụng cho các dự án xây dựng khác sau khi làm sạch.
- – Nhựa: Chất thải nhựa có thể tái chế tốt nhất khi các phế liệu này được thu gom riêng, không pha trộn với các chất thải khác. Chất thải nhựa sau khi được làm sạch có thể được tái sử dụng trong các sản phẩm. Được thiết kế đặc biệt như ống dẫn cáp, cửa sổ PVC, mái nhà hay sàn nhà.
Chất lượng cao và tuổi thọ dài
Các loại vật liệu xanh thường được áp dụng các công nghệ hiện đại và trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt để đảm bảo được tính ứng dụng cũng như sự bền bỉ của sản phẩm.
Tiết kiệm tài nguyên môi trường
Việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh trong xây dựng giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường xung quanh, không gây ô nhiễm và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Thêm vào đó, vật liệu xanh không gây độc hại cho môi trường xung quanh, qua đó giúp giảm thiểu rác thải đổ ra môi trường. Song song với đó là mang lại sự an toàn cao cho sức khỏe người dùng.
Tiết kiệm chi phí
Chi phí sản xuất của vật liệu thân thiện với môi trường thường cao hơn vật liệu thông thường nhưng lại giúp giảm đáng kể các chi phí trong quá trình sử dụng cũng như chi phí phát sinh. Vật liệu xanh hoàn toàn có thể tái sử dụng sau khi tháo dỡ.
Vì những lợi ích thiết thực nói trên, xu hướng sử dụng vật liệu xanh đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mỗi người nên chung tay góp phần bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng việc những việc nhỏ nhất như sử dụng vật liệu xanh trong chính căn nhà của mình.
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!