Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Thực trạng sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam

Sự lên  ngôi của các loại vật liệu xây dựng xanh đem lại rất nhiều lợi ích cho môi trường. Vậy thực trạng sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam hiện này như thế nào?

1. Vật liệu xanh trên thị trường

 

Vài năm gần đây, từ khóa “vật liệu xanh” đã dần phổ biến trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam. Từ cửa hàng bình dân đến đại lý, từ nhà thầu xây dựng nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp lớn.

 

Vật liệu xanh đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững lâu dài. Đồng thời cũng trở thành “giải pháp nhân văn” cho các công trình xây dựng.

 

 

Trên thị trường hiện nay, các loại vật liệu xây dựng xanh cũng ngày càng đa dạng hơn. Ở hạng mục vật liệu không nung có gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp, panel bê tông rỗng đùn ép. Cùng đó, kính Low-E và kính Solar Control mới có khả năng giảm sự truyền nhiệt vào công trình. Từ đó giảm công suất điều hòa cũng như điện năng tiêu thụ…

Nhiều nhà máy đã sản xuất ngói không nung, cốt liệu tái chế,…từ nguồn phế thải công nghiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều vật liệu xây dựng khác sử dụng phế thải công nghiệp tro, xỉ nhiệt điện như: Xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung, bê tông trộn sẵn… để giảm tỷ lệ sử dụng vật liệu thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên.

 

2. Xu hướng sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam

Hiện nay, xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh ngày càng được quan tâm. Không chỉ được các kiến trúc sư, nhà thầu, chủ đầu tư quan tâm mà còn nhận được sự khuyến khích của Nhà nước, Bộ Xây dựng và nhận thức thấu đáo hơn từ người tiêu dùng thông thái.

 

Nói như ông Đỗ Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, nhờ việc sử dụng vật liệu xanh, các công trình xanh đem lại những giá trị to lớn cho nhà đầu tư, người sử dụng và cả môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội.

 

 

Nhờ khả năng giảm tác động tiêu cực tới môi trường từ khâu sản xuất cho đến quá trình sử dụng. Vật liệu xanh trong các công trình đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững lâu dài. Đồng thời cũng trở thành “giải pháp nhân văn” cho các công trình xây dựng.

 

3. Những hạn chế, khó khăn trong việc sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam

 

Một trong những hạn chế phổ biến của các chủ đầu tư tại thị trường Việt Nam là còn khá e dè trong việc triển khai xây dựng “công trình xanh” bởi lo ngại chi phí thiết kế, chi phí vật liệu xây dựng tốn kém.

Tại Hội nghị Vật liệu Xây dựng toàn quốc 2017 do Bộ Xây dựng tổ chức, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh: “Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta thời gian qua đã có sự thay đổi rõ rệt, công nghệ ngày càng hiện đại, từng bước hòa nhập với trình độ chung của khu vực và thế giới. Một số doanh nghiệp có trình độ sản xuất tiên tiến, có uy tín trên thị trường”.

 

Tại Việt Nam, do các rào cản về công nghệ, khoa học khiến cho vật liệu xanh chưa được phát triển rộng rãi. Bộ Xây dựng nhận định, mặc dù ngành Vật liệu xây dựng những năm qua đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập cần được nghiên cứu khắc phục.

 

 

Đầu tư phát triển một số chủng loại vật liệu xây dựng còn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao. Cùng với đó, việc nghiên cứu phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản chưa được chú trọng.

Thậm chí, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ở một số lĩnh vực còn lạc hậu. Nhân lực kỹ thuật cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành…

 

4. Một số sai lầm của chủ đầu tư khi nghĩ về vật liệu xanh

Một số nhầm lẫn của chủ đầu tư khi nghĩ đến vật liệu xanh có thể kể đến như:

– Là vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên

– Mẫu mã ít đa dạng

– Chi phí cao

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger