Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại Singapore

Singapore cũng cho rằng các quốc gia nên tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển Tài chính xanh (TCX) nhằm kết nối cho các nhu cầu TCX giữa các quốc gia trong khu vực, thu hẹp khả năng và cơ hội tăng trưởng xanh cho các quốc gia trong khu vực.

 

Hiện tại, với thị trường TCX mới ở giai đoạn sơ khai và phần lớn các định chế tài chính tại Singapore (chiếm 73% trong số các định chế tài chính Singapore được khảo sát) vẫn đang ở trong giai đoạn khai thác và tìm hiểu về TCX (Viện các vấn đề quốc tế Singapore, 2017), nên các kênh TCX chính thức tại Singapore chủ yếu tập trung ở mảng trái phiếu xanh và chứng khoán vốn xanh với quy mô tương đối hạn chế.

 

Trái phiếu xanh

Cơ quan Tiền tệ Singapore (the Monetary Authority of Singapore’s- MAS, tương đương với NHTW quốc gia), năm 2017 đã triển khai Chương trình tài trợ Trái phiếu xanh (Green Bond Grant Scheme), và động thái này được đánh giá là một trong những động thái điều hành đáng chú ý nhất từ phía các nhà chính sách nhằm thúc đẩy phát triển phân khúc TCX trong hệ thống tài chính, và cho thấy được bước đi quan trọng của Singapore trong việc hỗ trợ phát triển TCX trong thời gian tới.

 

 

Cụ thể, MAS thông báo chương trình tài trợ các tổ chức phát hành trái phiếu xanh thông qua việc hỗ trợ chi phí thẩm định phương án phát hành trái phiếu xanh. Chương trình hỗ trợ chi phí này được áp dụng trong vòng 3 năm, từ 01/6/2017 tới 31/5/2020, và được áp dụng với các tổ chức phát hành (doanh nghiệp và tổ chức tín dụng) thoả mãn các điều kiện do MAS đưa ra, đơn cử như:

 

– Trái phiếu xanh được phát hành bằng đồng Singapore (SGD) và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), tổ chức phát hành không nhất thiết phải là công ty Singapore (có thể là tổ chức phát hành nội địa hoặc nước ngoài) và chương trình không bao gồm các tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế (sovereign issuers).

 

– Giá trị phát hành ít nhất đạt 200 triệu SGD và kỳ hạn ít nhất là 3 năm và trái phiếu không được thu hồi trong vòng 3 năm đó.

 

– Doanh nghiệp phải thực hiện và nộp báo cáo đánh giá độc lập hoặc báo cáo xếp hạng tín nhiệm theo các tiêu chuẩn phát hành trái phiếu xanh được quốc tế công nhận. Ví dụ: Bộ Nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn (the International Capital Market Association’s Green Bond Principles- GBP), Tiêu chuẩn trái phiếu khí hậu (the Climate Bond Standard) từ Sáng kiến trái phiếu khí hậu (the Climate Bond Initiatives), hoặc Bộ tiêu chuẩn trái phiếu xanh ASEAN (ASEAN Green Bond Standards) do Diễn đàn các thị trường vốn ASEAN ban hành dựa trên GBP.

 

Như vậy, có thể thấy, chương trình trợ cấp phát hành trái phiếu xanh của MAS là chính sách chiến lược mang tính điểm nhấn nhằm thúc đẩy tài trợ bền vững trong lĩnh vực tài chính của Singapore, thu hút các tổ chức phát hành trong nước và quốc tế phát hành trái phiếu ở Singapore và niêm yết trên SGX, góp phần đa dạng hoá hàng hoá và thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu nội địa nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

 

Chứng khoán vốn xanh (Green Equities)

 

 

Bắt đầu từ tháng 01/2018, các công ty cổ phần niêm yết trên SGX sẽ phải lập các báo cáo phát triển bền vững theo Khung tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Các thông tin về Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty (ESG – Environmental, Social and corporate Governance) đáng tin cậy trong báo cáo này sẽ cung cấp nguồn thông tin đầu vào cho việc xác định các công ty niêm yết có đạt mức độ phát triển xanh nhất định hay không, hay nói cách khác, cổ phiếu của các công ty này có được đánh giá là cổ phiếu xanh hay không. Kết quả đánh giá mức độ phát triển bền vững và phát triển xanh có thể được coi như một hình thức bảo đảm cho các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức phát hành đang cung cấp, và theo đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp.

 

Bài học cho Việt Nam

 

Để hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam tăng trưởng vững mạnh không những cần có những chiến lược cụ thể, dài hạn mà còn cần sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành:

 

– Chính phủ cần phải định hướng rõ ràng về quan điểm TCX là điều tất yếu, cũng như xây dựng lộ trình phát triển các kênh TCX phù hợp, khả thi, theo các giai đoạn chiến lược phát triển xanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc định hướng quan điểm, nhận thức về phát triển xanh, tăng trưởng xanh và TCX của không chỉ công chúng, doanh nghiệp, và các nhà đầu tư trong hành vi tiêu dùng xanh, sản xuất xanh, tích cực đầu tư xanh, mà còn của các định chế tài chính trong việc xây dựng, phát triển, thực hiện triển khai từng bước các sản phẩm TCX hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển thị trường TCX tại Việt Nam.

 

– Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển TCX, các sản phẩm và chương trình hỗ trợ TCX của nhà nước và tín dụng xanh từ các Ngân hàng thương mại lớn là cần thiết để định hướng thị trường và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong việc triển khai các sản phẩm đầu tư xanh, trái phiếu xanh trong các giai đoạn sau đó.

 

– Ưu đãi thuế đối với công cụ đầu tư như trái phiếu xanh có thể được xem như một giải pháp hữu hiệu trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư và thị trường trái phiếu xanh, từ đó đem lại nguồn TCX cho các doanh nghiệp, dự án xanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger