Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Tài chính xanh – Nguồn vốn mới cho chủ đầu tư BĐS?

“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư, định hướng nguồn lực tài chính vào các lĩnh vực xanh, ngành Ngân hàng đang góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Với việc đưa ra nhiều chương trình cho vay, thủ tục vay đơn giản, các ngân hàng thương mại là kênh dẫn vốn cho các dự án xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

 

Dư nợ “tín dụng xanh” hơn 300 nghìn tỷ đồng

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến nay, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đã đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2018, trong đó, dư nợ trung dài hạn chiếm 76%.

Dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm 46%; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 15%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11%; lâm nghiệp bền vững chiếm 5%…

 

 

Chuyên gia tài chính – ngân hàng, Tiến sĩ Bùi Quang Tín cho rằng: “Tín dụng xanh đem lại những lợi ích rất lớn cả về tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân cũng như bảo vệ môi trường và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Trong đó, ngành Ngân hàng có vai trò là trung gian tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc phát triển bền vững kinh tế – xã hội của đất nước”.

 

Hiện nay, một số ngân hàng cổ phần cơ bản đã hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội với sự hỗ trợ từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) như Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (OCB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank)…

 

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank khẳng định: “Cho vay những dự án xanh không chỉ ít rủi ro hơn so với các khoản vay tín dụng thông thường, mà còn mang lại nhiều lợi ích hơn vì mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Tất nhiên, khi cho vay, ngân hàng vẫn phải lựa chọn khoản vay, khách hàng nhằm bảo đảm tuân thủ những điều kiện và tiêu chuẩn đáp ứng tín dụng xanh”.

 

Chính sách, định hướng tín dụng xanh

Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm hỗ trợ phát triển công trình xanh tại nước ta như:

– Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

 

– Quyết định số 1552/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

 

– Năm 2018, Quyết định số 1731/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

 

– Quyết định số 986/QĐ-NHNN phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó bổ sung nội dung về tín dụng ngân hàng xanh, lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng.

 

 

 

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường năng lực cho hệ thống, phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện, khách hàng được tiếp cận các gói sản phẩm tín dụng riêng của các tổ chức tín dụng dành cho lĩnh vực xanh…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger