Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Các chính sách phát triển công trình xanh tại Việt Nam

Hiện nay phát triển công trình xanh đã trở thành xu thế toàn cầu, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập trong xây dựng chính sách phát triển công trình xanh. Dưới đây là một số vấn đề về các chính sách phát triển công trình xanh tại Việt Nam.

1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Mặc dù hơn 15 năm qua các hoạt động công trình xanh và chứng nhận công trình xanh đã diễn ra tại Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có các quy định của pháp luật được đưa ra về vấn đề này.

 

Trường liên cấp Genesis.

 

Theo, Điều 10, Khoản 4 “Luật Xây dựng” đã nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường”. Căn cứ các tiêu chí, tiêu chuẩn của quốc tế đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và Thế giới, có thể nói đây thực chất là công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.

 

Do đó, vấn đề cần phải làm rõ về chính sách trong các Nghị định, Thông tư thi hành Luật Xây dựng là:

– Giải thích rõ ràng thuật ngữ công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.

–  Đề xuất các chính sách ưu đãi nhằm huy động các nguồn lực của xã hội tham gia phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng. Các chính sách khả thi nhất thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng là các ưu đãi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc (mật độ, chiều cao, diện tích sàn…).

– Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật đối với công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng, làm cơ sở thúc đẩy phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng đối với các công trình được đầu tư bằng ngân sách Nhà nước.

– Quan tâm đặc biệt đối với công trình xây dựng bằng ngân sách Nhà nước về hiệu quả sử dụng năng lượng. Kết quả khảo sát của dự án EECB (GEF, UNDP tài trợ Bộ Xây dựng) cho thấy năng lượng sử dụng trong các cơ quan công sở Nhà nước cao gấp 2 lần so với văn phòng làm việc cho thuê. 

 

2. Phát triển hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn

Bộ Xây dựng cần phải hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhằm hỗ trợ thực hiện thiết kế, thi công và vận hành công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.

 

Giữ gìn cảnh quan xanh

 

Hiện nay, chúng ta đã có QCVN 09:2017/BXD, các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Với sự hỗ trợ của dự án EECB, 11 tiêu chuẩn có liên quan đến vật liệu xây dựng, đánh giá hiệu quả năng lượng của tòa nhà đã được thiết lập. Tuy nhiên, cần phải sớm triển khai hàng loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan đến vật liệu, thiết kế lắp đặt trang thiết bị công trình, đánh giá hiệu quả năng lượng của vật liệu và thiết bị, hiệu quả năng lượng của tòa nhà.

 

3. Thiết lập định mức năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng

Định mức năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng đã được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010). Tuy nhiên cho đến nay, với sự hỗ trợ của dự án EECB, đã khảo sát được 165 công trình và thiết lập định mức năng lượng cho các tòa nhà văn phòng, thương mại, dịch vụ, khách sạn trên 3 vùng của Việt Nam.

Quá trình phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

 

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy định mức năng lượng là công cụ đắc lực để quản lý sử dụng năng lượng trong các công trình xây dựng. Vấn đề cần phải thực hiện là hoàn thiện định mức năng lượng, ban hành và áp dụng cho các công trình xây dựng trên cả nước. Đây là chỉ tiêu quản lý quan trọng trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành công trình.

 

4. Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển

Một trong những chính sách không thể thiếu của các nước trên Thế giới và khu vực là Nhà nước tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển nhằm phát triển công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.

 

Các chương trình phổ biến và hiệu quả của các nước trong khu vực là: phát triển công nghệ sạch, hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực xây dựng (Malaysia; chương trình dán nhãn cho sản phẩm vật liệu xây dựng có cách nhiệt, chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng (hầu hết các nước trên Thế giới); chương trình cải tạo các trụ sở, cơ quan Nhà nước (Trung Quốc, Singapore…). Từ đó, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các chương trình phát triển phù hợp.

 

5. Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức năng lực

Giải pháp tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực đã được Bộ Xây dựng thực hiện thông qua các dự án ODA về tiết kiệm năng lượng và môi trường. Tuy nhiên, đây là công việc thường xuyên, cần phải có kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn.

 

Các nội dung cần hoàn thiện bao gồm: phổ biến áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong hoạt động xây dựng; cập nhật và hoàn thiện các tài liệu đào tạo về tiết kiệm năng lượng; xây dựng các công trình mẫu phục vụ đào tạo,…Đối tượng đào tạo bao gồm các cán bộ quản lý Nhà nước về xây dựng tại các địa phương, các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình, các kỹ sư, kiến trúc sư tư vấn lập dự án, thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành công trình.

 

Đối mặt với các áp lực từ môi trường, việc đưa các chính sách phát triển công trình xanh đối với Việt Nam hiện nay là vô cũng quan trọng và cấp bách. Chính vì vậy Đảng nhà nước cần sớm đưa ra những chủ trương chính sách phù hợp để giúp nước ta ngày càng trở nên tươi đẹp. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger