Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Những kinh nghiệm phát triển công trình xanh từ các nước trên thế giới

Sau ba thập kỷ kể từ khi xuất hiện, đã có rất nhiều những kinh nghiệm phát triển công trình xanh từ các nước trên thế giới. Hầu hết những kinh nghiệm này đến từ các nước đứng đầu về khoa học công nghệ, nền kinh tế vững mạnh,…và đây là những kinh nghiệm cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

 

1. Singapore đi đầu trong xây dựng công trình xanh – Sơ đồ tổng thể công trình xanh

 

Công trình xanh tiêu biểu tại Singapore

 

Singapore là một nước có diện tích khiêm tốn chỉ vào khoảng 728 km2 với số dân 5,8 triệu người tuy là một nước nghèo tài nguyên nhưng ý thức về tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững lại khiến cả thế giới “khâm phục”. Trên phương diện xây dựng đô thị, Singapore thuộc top 3 nước đứng đầu về phát triển công trình xanh và là nước xây dựng xanh hóa sớm nhất trên thế giới.

 

Singapore là nước có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực xây dựng xanh. Trong đó, biện pháp sơ đồ tổng thể công trình xanh do Cục Xây dựng Singapore đưa ra không thể không nhắc tới. Giai đoạn đầu chỉ tập trung cho xây dựng mới, sau đó chú trọng đi sâu xây dựng mới kết hợp cải tạo các công trình đã có, tiếp đến đưa ra các cơ chế khích lệ, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng đồng bộ tương ứng.

 

Sơ đồ tổng thể công trình xanh giai đoạn 1 (đưa ra vào năm 2006)

 

Theo đó, từ 1/4/2007, trên 5.000m2 dành cho các công trình đầu tư của Chính phủ và các công trình cải tạo, mở rộng xây dựng quy mô lớn bắt buộc phải có cấp chứng nhận tiêu chí xanh, điều này đã thúc đẩy sự hình thành của thị trường công trình xanh. Trong vòng 5 năm, 50 triệu đôla Singapore trong quỹ nghiên cứu và phát triển được sử dụng để thúc đẩy đổi mới kỹ thuật công trình xanh. Nhờ đó, từ năm 2006 đến năm 2009, tổng cộng đã có 102 hạng mục đoạt giải thưởng về công trình xanh.

 

Sơ đồ tổng thể công trình xanh giai đoạn 2 (đưa ra vào năm 2009)

 

Cụ thể, các hạng mục công cộng của Chính phủ đứng đầu trong danh sách đạt tiêu chí xanh ở cấp độ cao. Thông qua cơ chế khích lệ, khen thưởng để khuyến khích các nhà khai thác tư nhân xây dựng các công trình xanh có hiệu quả năng lượng cao, cấp độ cao, đạt chứng nhận hạng mục có cấp Vàng và Bạch kim về tiêu chí xanh.

 

Sơ đồ tổng thể công trình xanh giai đoạn 3 (đưa ra vào năm 2014)

 

Theo đó, Cục Xây dựng Singapore cam kết đưa ra khoản tiền 120 triệu đô la cho việc đẩy nhanh tốc độ cải thiện tiết kiệm năng lượng trong các công trình hiện có và mục tiêu xây dựng thành công 80% công trình xanh vào năm 2030. Thiết lập khoản trợ cấp 50 triệu đô la Singapore cho kế hoạch giải thưởng tiêu chí công trình xanh, hỗ trợ các chủ đầu tư vừa và nhỏ cũng như người thuê nhà tại các công trình và địa điểm hiện có sử dụng các thiết bị xanh, tiết kiệm năng lượng.

 

2. Một số công trình xanh, mô hình sinh thái trên thế giới

 

Tại Nhật Bản

 

Công trình xanh tiêu biểu tại Nhật Bản.

 

Nhật Bản có những thành phố sinh thái nổi tiếng như: Kawasaki, Kitakyushu và các thành phố này đang nỗ lực để trở thành thủ đô sinh thái toàn cầu. Đặc điểm chung của các khu đô thị sinh thái này là các tòa nhà thường được xây dựng theo mô hình thấp tầng, mái nhà phủ cỏ và cây xanh để cách nhiệt, phương tiện đi lại trong khu đô thị là xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch, xe đạp hoặc xe chạy điện.

 

Thành phố sinh thái Kitakyushu (Nhật Bản) mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường từ các ngành Công nghiệp nặng cho đến công nghiệp nhẹ. Nhưng các doanh nghiệp đều được cơ quan quản lý kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến môi trường khi xây dựng nhà máy và sản xuất tại đây. Nếu không đảm bảo vấn đề môi trường sẽ không được cấp phép, ngược lại các đơn vị đạt tiêu chuẩn sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Chính vì thế, thành phố này đã cắt giảm được 2.000 tấn CO2/năm.

 

Tại Hàn Quốc 

Seoul của Hàn Quốc là một hình mẫu về cải tạo hạ tầng xanh. Trong 30 năm, Seoul liên tục thực hiện các dự án cải tạo cấu trúc đô thị, phát triển không gian công cộng và cung cấp cơ sở hạ tầng theo hướng tăng cường cây xanh. Nhiều công viên lớn được xây dựng dọc theo hai bên bờ sông Hàn nhằm sửa chữa những sai lầm trong quy hoạch trước đây. Tính đến nay, 40km dọc đôi bờ sông Hàn có 12 công viên lớn bao gồm hồ nước, đảo chim, rừng cây cổ thụ, sở thú…

 

Tận dụng mọi không gian để trồng cây, chính quyền Seoul  đã biến một cây cầu vượt cũ được xây dựng vào năm 1970 thành một công viên trên cao rất ấn tượng. Công viên này có tên là Seoullo 7017 với hơn 24 nghìn cây xanh. Trong tương lai, dự kiến nơi đây sẽ được xây dựng thành nơi ươm mầm xanh cho thành phố Seoul.

 

Công viên Seoul 7017.

 

3. Kinh nghiệm thực tiễn đối với phát triển công trình xanh tại Việt Nam

– Đảng Nhà nước cần dẫn dắt đưa ra các kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam.

– Học hỏi kinh nghiệm từ nước ban lập ra các sơ đồ tổng thể phù hợp với tình hình phát triển hiện tại.

– Đưa công trình xanh vào đào tạo giúp người dân nâng cao hiểu biết về công trình xanh cũng như đào tạo các nhân lực cho phát triển công trình xanh.

– Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

– Đưa ra những chính sách khuyến khích chủ đầu tư hay những giải thưởng về các sáng chế về các giải pháp cho công trình xanh.

 

Từ đó rút ra bài học không chỉ cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam mà còn là bài học cho tất cả các nước trên thế giới khi đang tiếp cận công trình xanh. Đó là các tổ chức đứng đầu tại mỗi quốc gia cần có sự dẫn dắt phù hợp để hòa nhập xu thế công trình xanh thế giới. Đưa ra các sơ đồ tổng thể, giáo dục, tuyên truyền, khuyến khích,… để đẩy mạnh phát triển công trình xanh hướng đến sự bền vững hòa thuận với thiên nhiên có lợi với sức khỏe con người.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger