Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại Hàn Quốc

Bài viết giới thiệu những kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại Hàn Quốc. Từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam.

 

Chính phủ Hàn Quốc chính thức đưa ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về Tăng trưởng xanh vào năm 2009 – một chương trình mang tính hệ thống và hiệu quả hướng tới Chiến lược Tăng trưởng xanh của Quốc gia. Chính phủ sau đó cũng đã công bố kế hoạch 4 năm lần thứ 2 vào năm 2014.

Chương trình hành động gần đây nhất là Kế hoạch chủ động chuẩn bị trước biến đổi khí hậu, được công bố vào tháng 12/2016. Để hỗ trợ thực hiện và đạt được mục tiêu của các chương trình hành động phòng, chống biến đổi khí hậu ở trên, hệ thống TCX tại Hàn Quốc đã và đang được khuyến khích, thúc đẩy và phát triển theo các trụ cột chính sau:

 

1. Các quỹ tài trợ bảo vệ môi trường

Quỹ Khí hậu xanh hay quỹ Bảo vệ môi trường được biết đến với tên gọi Quỹ môi trường Nhà nước (State-owned enviromental fund) tại Hàn Quốc. Thông qua quỹ này, Bộ Môi trường Hàn Quốc sẽ thực hiện cấp các khoản tín dụng cho ngành công nghiệp môi trường gồm năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Khoản vay, kỳ hạn vay, hạn mức vay cho từng công ty thay đổi theo mục đích của khoản vay.

 

 

2. Định chế Tài chính xanh

Bên cạnh việc xây dựng các quỹ tài trợ môi trường, Hàn Quốc cũng khuyến khích các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực TCX. Ngay từ khi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về Tăng trưởng xanh được ban hành, đã có 8 định chế tài chính tham gia cung cấp sản phẩm tín dụng xanh, trong đó có các ngân hàng chính như Woori Bank, KB, Korea EXIM bank và con số này vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm (Noh 2009, 2010).

 

3. Thị trường Tài chính xanh

Thị trường trái phiếu xanh:

Khác với các quốc gia đã thực hiện phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu xanh tại Hàn Quốc không phải là trái phiếu Chính phủ (thậm chí, tháng 3/2018, Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc cũng đã tuyên bố hiện chưa có kế hoạch phát hành trái phiếu xanh Chính phủ), mà là trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu phát hành đại chúng tài trợ cho các dự án môi trường hoặc năng lượng tái tạo, vì vậy quy mô vốn thường tương đối nhỏ.

 

 

Thị trường giao dịch phát thải:

Chính phủ Hàn Quốc chính thức triển khai thực hiện Chương trình Giao dịch phát thải (Emission Trading Scheme – ETS) vào tháng 01/2015 hướng tới việc giảm thiểu GHGs một cách hiệu quả tại các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế.

 

Theo Luật Giao dịch phát thải (ETS act) được ban hành và có hiệu lực vào năm 2012, các công ty có mức độ phát thải GHG bình quân 3 năm vượt 25.000 tấn CO2 (tCO2e) sẽ được chỉ định là đối tượng ETS (ETS objects)- đơn vị tham gia chương trình giao dịch phát thải. Tính tới tháng 01/2015, 525 công ty thuộc 25 ngành tham gia hệ thống giao dịch phát thải với vai trò đối tượng ETS, và con số này đã đạt 549 vào tháng 01/2017 (Kim & Shim, 2017).

 

Bài học cho Việt Nam

Thứ nhất, Chính phủ cần phải định hướng rõ ràng về quan điểm TCX là điều tất yếu, cũng như xây dựng lộ trình phát triển các kênh TCX phù hợp, khả thi, theo các giai đoạn chiến lược phát triển xanh.

 

Thứ hai, việc phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý TCX là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển Tài chính xanh tại mỗi nền kinh tế.

 

Thứ ba, đó là các chính sách ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp xanh, các chương trình, dự án đầu tư xanh cũng tương đối cần thiết trong việc khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm tới các vấn đề bảo vệ môi trường.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger