Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Tại Việt Nam, hiện có 6 hệ thống đánh giá CTX phổ biển được áp dụng là:
- – LEED của Hội đồng CTX Mỹ (USGBC): Đây là một hệ thống đánh giá toàn diện, phù hợp cho các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu quốc tế nên các tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu thích hợp cho các nước phát triển. Hiện nay, LEED là tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất thế giới khi đã thực hiện đánh giá hơn hơn 50,000 công trình ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và 135 quốc gia.
- – GREEN MARK của Hội đồng CTX Singapore có mặt tại Việt Nam năm 2010, là công cụ đánh giá của Cơ quan xây dựng Singapore (BCA). Cũng giống như LEED, các tiêu chí của công cụ đánh giá này chủ yếu phù hợp ở các nước phát triển.
- – LOTUS của Hội đồng CTX Việt Nam (VGBC): Là công cụ được phát triển trên nền tảng hệ thống đánh giá công trình xanh của các nước tiên tiến và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng và điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
- – EDGE của Tổ chức Tài chính Ngân hàng Thế giới (IFC): ra mắt tại thị trường Việt Nam vào năm 2015. Tập trung vào 3 tiêu chí: năng lượng, nước và vật liệu.
- – WELL: ra đời năm 2014, được chứng nhận bởi GBCI – cùng tổ chức đánh giá chứng nhận LEED. Các tiêu chí đánh giá của WELL chủ yếu tập trung vào sức khỏe của người sử dụng.
- – FITWELL: ra mắt vào năm 2017, hiện nay FITWELL đã có mặt tại hơn 35 quốc gia với hơn 1,300 người sử dụng.
Trong đó, có 4 công cụ được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến hơn là LEED, LOTUS, EDGE và GREENMARK.
Nhiều chương trình chứng nhận công trình xanh đã được phát triển để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các quốc gia khác nhau. Hai trong số các chương trình chứng nhận công trình xanh toàn diện và phổ biến nhất tại Việt Nam là LEED do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) tạo ra và LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) phát triển. Cả hai chương trình này đều được quốc tế công nhận là thuộc nhóm những chứng chỉ công trình xanh khắt khe nhất hiện nay về cả các tiêu chuẩn bền vững về môi trường cho các tòa nhà cũng như thực hành trách nhiệm xã hội.
Các công cụ đánh giá này có tác dụng khuyến khích việc đưa giải pháp thiết kế “xanh” tổng thể, đảm bảo công trình xây dựng tuân theo các tiêu/quy chuẩn quốc gia, hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đồng thời nâng cao nhận thức về lợi ích của công trình xanh. Cách tổ chức công khai và độc lập của các hội đồng công trình xanh giúp đảm bảo rằng các hội đồng này hoạt động độc lập và minh bạch trong việc đánh giá các tiêu chí về môi trường cho công trình xây dựng.
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!