Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Quá trình phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Quá trình ra đời và phát triển của Công trình Xanh không còn mới trên Thế giới khi đã có nhiều nước đã đạt được rất nhiều thành tựu nhờ vào quy trình và bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp. Nhưng tại Việt Nam, Công trình Xanh chưa thực sự nhận được sự quan tâm một cách sâu sắc dù không thể phủ nhận những giá trị của nó khi mang lại cho chủ đầu tư, người sử dụng và đem lại sự thịnh vượng bền vững cho Đất nước.

 

I. Bối cảnh ra đời Công trình Xanh

Bối cảnh ra đời Công trình Xanh

 

Thuật ngữ “Công trình xanh” (CTX) bắt đầu manh nha trên thế giới vào những năm 70 của thế kỷ trước. Từ cuối thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21, loài người đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn về sinh thái và môi trường, thể hiện rõ rệt nhất qua “Biến đổi khí hậu/Climate Change”- hiện tượng đang ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa hủy diệt cuộc sống trên Trái đất.

 

Lo lắng về sự phát triển thiếu bền vững Trái đất, Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về “Môi trường và phát triển” năm 1987. Tiếp đó, năm 1992 Liên hợp quốc lại tổ chức Hội nghị Môi trường và phát triển với sự tham gia của người đứng đầu 162 quốc gia, cùng ký kết “Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu/UN Framework Convention on Climate Change”. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn công ước này tháng 11/1994, sau đó đã xây dựng “Chương trình phát triển bền vững quốc gia” (còn gọi là chương trình nghị sự 21/ Agenda 21).

 

Trong bối cảnh đó, năm 1990 – 1995 Phong trào Công trình xanh (CTX) ra đời và được coi là hoạt động quan trọng, tích cực và hiệu quả nhất trong các hoạt động có ý thức của toàn cầu ứng phó với Biến đổi khí hậu. Lý do của sự đánh giá này là các công trình xây dựng (kể từ khi xây dựng, vận hành đến lúc phá hủy) đã thải ra khoảng 50% khí nhà kính CO2 – nguyên nhân chủ yếu gây ra Biến đổi khí hậu.

 

II. Quá trình phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam hiện đang được Chính phủ, các nhà đầu tư, các cơ quan nghiên cứu khoa học quan tâm và hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu.

 

Cụ thể, Chính phủ đã cho thành lập Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (ECC) để hỗ trợ, tư vấn về tiết kiệm năng lượng cho các công trình hiện hữu cũng như xây mới. Bộ Xây dựng đã ban hành các quy chuẩn xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm phát thải ra môi trường.

 

Bộ Tài nguyên – Môi trường và các bộ ngành liên quan công bố tiêu chuẩn quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tập trung vào các vấn đề hạn chế và đi đến chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo.

 

Nhờ vào quá trình phát triển của Công trình Xanh tại Việt Nam, tính đến tháng 4 năm 2020, Việt Nam có gần 150 công trình được công nhận Công trình Xanh theo các chuẩn kỹ thuật khác nhau: LEED, EDGE, LOTUS, Green Mark. Trong các bộ tiêu chí Công trình Xanh đã được áp dụng ở Việt Nam, có bộ LOTUS là một bộ chứng chỉ được xây dựng cho điều kiện Việt Nam, do Hội đồng công trình xanh Việt Nam phát triển Việt Nam; còn lại là các bộ công cụ quốc tế hoặc của các nước khác. Gần 150 công trình xanh được công nhận trong 10 năm qua là một tín hiệu đáng khích lệ.

 

Quá trình phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam

Công trình xanh tại Việt Nam đã hình thành nhưng còn sơ khởi

 

Thách thức lớn nhất trong nhận thức về việc phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam là khi các chủ đầu tư thường nhận định rằng: Công trình Xanh đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn 10 – 30% so với công trình truyền thống.

 

Phát triển Công trình Xanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập do chưa được quan tâm đúng mức của xã hội khi mà rào cản lớn nhất ở đây chính là vấn đề nhận thức. Từ việc hiểu đúng về và những lợi ích to lớn của Công trình Xanh tới tất cả các bên liên quan từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, đội ngũ tư vấn đến người mua nhà, ắt sẽ trở thành một hướng đi tất yếu trong tương lai gần.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger