Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Trái phiếu xanh: Việt Nam trong nỗ lực bắt nhịp với kỷ nguyên tài chính xanh toàn cầu

Hoạt động phát hành trái phiếu xanh đang tăng trưởng khá nhanh, trở thành một phần của xu hướng đầu tư “có lợi” cho xã hội.

 

1. Trái phiếu xanh là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (CBI) trái phiếu xanh là trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho những giải pháp biến đổi khí hậu do chính phủ, ngân hàng, địa phương hoặc doanh nghiệp phát hành, dán nhãn TPX dưới dạng chứng khoán nợ bao gồm chứng khoán hóa, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có đảm bảo.

 

Đặc điểm của trái phiếu xanh

Giống như các trái phiếu khác, trái phiếu xanh là một công cụ tài chính lãi suất cố định để huy động vốn từ các nhà đầu tư qua thị trường vốn. Tổ chức phát hành huy động một khối lượng vốn cố định có kỳ hạn từ các nhà đầu tư, trả gốc khi đáo hạn và trả lãi định kỳ trong thời gian huy động.

 

Đặc điểm khác biệt với trái phiếu thường chính là trái phiếu xanh được tổ chức phát hành hoặc các cơ quan có thẩm quyền dán nhãn là “xanh”. Theo đó, tổ chức phát hành cam kết sử dụng số tiền thu được một cách minh bạch, đặc biệt là tài trợ hoặc tái tài trợ cho các dự án “xanh”. Các tài sản hoặc các hoạt động kinh doanh có lợi ích cho môi trường.

 

 

 Ngoài ra, do xuất phát từ mục đích sử dụng vốn nên trái phiếu xanh còn có một số các điều khoản đặc biệt về cơ chế trả nợ, truy đòi/miễn truy đòi tổ chức phát hành.

 

2. Việt Nam trong nỗ lực bắt nhịp với kỷ nguyên tài chính xanh toàn cầu

Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong những năm gần đây đã khiến Việt Nam trở thành một nước nhập khẩu than từ năm 2015.

 

 

 

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách mang tính định hướng về phát triển thị trường TPX. Một số chính sách có thể kể đến như:

– Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ)

– Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

– ngày 20/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2183/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

– Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động phát triển của thị trường TPX ở Việt Nam.

 

Ngoài thị trường trái phiếu chính phủ xanh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh cũng là một kênh tiềm năng cho các dự án xanh của các doanh nghiệp. Để tạo điều kiện phát triển thị trường trái phiếu xanh, Chính phủ đã nỗ lực trong việc xem xét, cải thiện và ban hành các chính sách và pháp luật liên quan với mục đích thúc đẩy trái phiếu doanh nghiệp xanh.


3. Những thách thức trong việc phát triển thị trường trái phiếu xanh

Mặc dù thị trường trái phiếu xanh toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên tại Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ thể chế đến thị trường.

 

 

  • –  Thách thức về thể chế:

Sự phân loại các ưu tiên và nhiệm vụ có thể dẫn đến làm giảm ảnh hưởng đối với chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Trái phiếu xanh đòi hỏi các kỹ năng, kỹ thuật để theo dõi và đánh giá việc sử dụng tiền thu được trong suốt vòng đời dự án, đảm bảo rằng các dự án được thực hiện theo Nguyên tắc Trái phiếu Xanh (GBP).

 

  • – Thách thức về thị trường:

Có 03 thách thức từ thị trường quan trọng tác động đến sự phát triển trái phiếu xanh của các nước đang phát triển là: 

+ Vấn đề quy mô tối thiểu, trong đó nhiều dự án quy mô nhỏ không đáp ứng các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên thế giới

+ Tiền tệ phát hành, do là loại tiền tệ không thể chuyển đổi nên dẫn đến khả năng phải phát hành trái phiếu ngoại tệ nếu muốn phát hành khối lượng lớn

+ Chi phí phát hành cao, do nhà phát hành phải chịu thêm chi phí để có được chứng nhận trái phiếu xanh từ cơ quan đánh giá độc lập và các hoạt động công bố thông tin, báo cáo về việc phân bổ số tiền thu được từ trái phiếu xanh trong suốt vòng đời dự án.

 

4. Các giải pháp

 

 

Để đạt được chiến lược tăng trưởng xanh mà chính phủ Việt Nam đã đề ra, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp để giải quyết các thách thức, biến những thách thức thành cơ hội, cụ thể:

– Cần nhất quán trong quá trình triển khai chiến lược, tăng cường cụ thể hóa nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trên cơ sở phối hợp hiệu quả trong việc ban hành các chính sách

– Hoàn thiện khung chính sách tài chính xanh

– Tiếp tục có những chính sách ưu đãi để khuyến khích các tổ chức phát hành trái phiếu xanh và thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến loại tài sản này

– Tăng cường vai trò trung gian của ngân hàng trong việc phát hành và quản lý trái phiếu xanh do các điều kiện thuận lợi như xếp hạng tín dụng cao và bộ máy quản trị chuyên nghiệp

– Cần nâng cao nhận thức của người dân: cần tuyên truyền rộng rãi đến người dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư để hoàn thiện đầy đủ yếu tố cung cầu cho việc phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam.

 

Bài viết cung cấp cho người đọc những thông tin về trái phiếu xanh, nỗ lực của Việt Nam trong việc bắt nhịp với kỉ nguyên toàn cầu. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ công ty GBS Việt Nam, đơn vị tiên phong tư vấn phát triển bền vững công trình xanh tại Việt Nam. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger