Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Phát triển tài chính bền vững tại Việt Nam

Tài chính bền vững là một xu thế toàn cầu mà các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới đang thực hiện.

1. Tính cấp thiết của việc phát triển tài chính bền vững

Nhóm nghiên cứu tài chính bền vững G20 mô tả tài chính bền vững là “Các dịch vụ, sản phẩm, quy trình tài chính, cũng như các thỏa thuận về thể chế và thị trường đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững”.

ASEAN hiện là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nằm trong 20 quốc gia dễ bị tổn thương, do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên thế giới.

 

 

Thiệt hại kinh tế từ biến đổi khí hậu có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội trong khu vực khoảng 11% vào năm 2100. Để ứng phó với vấn đề này, các nước thành viên ASEAN đã, đang thực hiện các giải pháp nhằm xây dựng một cộng đồng kinh tế phát triển ổn định, bền vững; thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

 

Việc xây dựng một nền tài chính bền vững là yêu cầu cấp thiết hiện nay của khu vực ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng nhằm thực hiện đồng thời hai mục tiêu: 

– Thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

– Tăng cường sự đa dạng văn hóa và phúc lợi xã hội.

2. Chính thức hóa các nỗ lực tài chính

 

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các kế hoạch, chiến lược hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững, đặc biệt là Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.

 

Theo đó, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động trong ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu trong giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó khuyến nghị áp dụng các cơ chế và chính sách để phát triển thị trường trái phiếu xanh.

 

 

3.Trụ cột để xây dựng chiến lược tài chính bền vững

 

 

Một chiến lược tài chính bền vững cần có các trụ cột bền vững nâng đỡ. Trong khu vực ASEAN, để xây dựng chiến lược tài chính bền vững cần áp dụng các trụ cột sau:

Trụ cột chính sách

 

Hiện tại, không phải nước thành viên nào cũng có chính sách quốc gia về tài chính bền vững hoặc tài chính xanh. Việc xây dựng các chính sách quốc gia là một quá trình phức tạp và cần có thời gian. Tuy nhiên, lộ trình tài chính bền vững có thể bắt đầu trước khi các chính sách cứng rắn được đưa ra, dù ở cấp quốc gia hay khu vực.

 

Việc áp dụng các chính sách “mềm” có thể nhanh hơn và mở đường cho các chính sách “cứng rắn”. 

 

 

Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính các nước trong khu vực ASEAN đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân đối ngân sách nhà nước để phân bổ cho các dự án bền vững. Bộ Tài chính phối hợp với các bộ đưa ra các chính sách mềm về áp dụng tài chính bền vững để tài trợ cho các dự án bền vững; đồng thời, áp dụng cách tiếp cận toàn diện để tài trợ cho các dự án đó.

Trụ cột phối hợp

Hiện tại, nỗ lực xây dựng nền tài chính bền vững cho thị trường vốn trong khu vực ASEAN tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thị trường vốn. 

Bên cạnh tiếp tục nâng cao việc phối hợp giữa các nước thành viên trong khu vực, chúng ta cũng cần tăng cường sự hợp tác với các bên liên quan. Việc hợp tác này là những động lực cần thiết và hỗ trợ tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực còn hạn chế.

Trụ cột kiến thức và giáo dục

Tài chính bền vững không thể chuyển sang cấp độ tiếp theo nếu các nhân tố và các bên liên quan không có năng lực hoặc đánh giá đúng về tình huống thực tế.

 Kiến thức và giáo dục sẽ mang lại mối quan hệ đối tác tốt nhất với cả khu vực công và tư nhân ở tất cả các thời điểm và phân khúc xã hội khác nhau.

Trụ cột cung – cầu

Yếu tố cốt lõi của tài chính bền vững là cung – cầu. Xây dựng cung – cầu đối với đầu tư bền vững và sử dụng yếu tố này để hỗ trợ cho các dự án bền vững trong nền kinh tế thực để tạo ra một chu kỳ. 

Để xây dựng cả cung và cầu, cần kết nối các nhà đầu tư với tổ chức phát hành để tạo điều kiện cho dòng vốn. Cơ chế tạo thuận lợi cũng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa sự không phù hợp trong yêu cầu của nhà đầu tư, tổ chức phát hành và nhu cầu dự án.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger