Bài viết này tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống tài chính xanh ở Đức. Kinh nghiệm thành công của Đức cho thấy Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo, tạo dựng, thúc đẩy các thành phần tham gia tích cực, chủ động trong hệ thống tài chính xanh.
Có thể khẳng định, Chính phủ Đức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tài chính xanh.
Chính phủ xây dựng chiến lược, tạo dựng thị trường và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xanh.
Chính phủ khuyến khích hỗ trợ nền kinh tế xanh tạo ra việc làm xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Chính phủ Đức đã đưa các nguyên tắc của phát triển bền vững, đó là thực hiện trách nhiệm hướng tới các thế hệ tương lai.
Đức đã đề ra một số chương trình, chính sách để thúc đẩy kinh tế xanh. Chính sách hiệu quả tài nguyên của Đức hướng tới việc giúp Đức hiện thực hóa trách nhiệm toàn cầu đối với các tác động xã hội và sinh thái từ việc sử dụng tài nguyên.
Chương trình hành động khí hậu được ban hành ngày 3/12/2014 gồm 100 giải pháp riêng lẻ nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ở Đức tối thiểu 40% so với mức năm 1990 vào năm 2020. Chính phủ Đức cũng quyết định giám sát việc thực hiện các giải pháp chính sách đề ra trong chương trình và ban hành báo cáo hành động khí hậu hàng năm, trong đó có chi tiết tiến trình thực hiện, xu thế phát thải mới nhất và các giả định giảm phát thải. Chính phủ Đức cùng giới thiệu bộ chỉ tiêu hiệu quả năng lượng. Tiêu thụ năng lượng thứ cấp sẽ được giảm 50% vào năm 2050 so với mức của năm 2008.
Chính phủ Liên bang Đức cung cấp một quỹ đầu tư cho giao thông công cộng địa phương.
Chính phủ cũng đưa ra những chính sách về thuế và phí. Đây là những công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc khuyến khích, thúc đẩy hay hạn chế các doanh nghiệp/nhà đầu tư lựa chọn “đầu tư xanh” hay “đầu tư lâu”.
Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích phát triển kinh tế xanh
Để thực hiện xanh hóa nền kinh tế, Chính phủ Đức đã khuyến khích người dân tham gia vào quá trình thúc đẩy kinh tế xanh ở tất cả các cấp, thúc đẩy các sáng kiến xanh trong không chỉ sản xuất mà trong cả nghiên cứu và phát triển, trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm ra thị trường, và thông qua việc chuyển giao công nghệ cho các quốc gia khác.
Để thực hiện các thỏa thuận khí hậu Paris 2015, chính quyền liên bang của Đức phê duyệt kế hoạch hành động một nước Đức không phát thải vào năm 2050 vào hè năm 2016. Để thực hiện kế hoạch hành động khí hậu dài hạn được sự chấp thuận của xã hội và doanh nghiệp, chính quyền liên bang đã cho tham vấn cộng đồng vào mùa hè năm 2015. Các cấp chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp cũng như người dân, các tổ chức xã hội được khuyến khích đề xuất giải pháp chiến lược cho chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu khí hậu dài hạn.
Sự tham gia của các ngân hàng và các định tế tài chính xanh trong hệ thống tài chính xanh
Tại Đức, một nhóm các ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới sáng tạo, phát triển tài chính xanh, đó là các ngân hàng thay thế và ngân hàng xã hội (alternative and social banks). Đây là mô hình cho phép sự hợp tác của ngân hàng thông thường với việc hành động có trách nhiệm và tạo ra các hiệu ứng tích cực cho môi trường, xã hội và các bên liên quan.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển hệ thống tài chính xanh
Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh, tài chính xanh ở Đức, một số bài học được rút ra cho Việt Nam:
- – Vai trò dẫn dắt của một chính phủ kiến tạo sẽ quyết định sự thành công của phát triển tài chính xanh và kinh tế xanh.
- – Cách tiếp cận xây dựng mô hình ngân hàng xanh ở việt Nam
- – Các ngân hàng cần đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chiến lược ngân hàng xanh
- – Các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên thị trường là nhân tố then chốt để phát triển hệ thống tài chính xanh.
Tóm lại, bài học kinh nghiệm của Đức cho thấy vai trò chính phủ kiến tạo là thực sự cần thiết và đặc biệt quan trọng trong phát triển ngân hàng xanh và hệ thống tài chính xanh. Đồng thời với đó là sự tái cơ cấu kinh tế để dịch chuyển từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh. Để thực hiện được sự chuyển dịch đó, việc khơi thông nguồn vốn từ sản sản phẩm tài chính xanh trên thị trường tài chính xanh là các yếu tố cấu thành quan trọng.
Biên tập: Ngô Hiền
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!