Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Về GBS | Liên hệ

Thị trường tài chính xanh, cơ hội đầu tư trên thị trường

Tài chính xanh (Green Finance) là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa.

 

Nhận được sự quan tâm của nhà nước

Hệ thống pháp luật về tài chính xanh ở Việt Nam đã được quan tâm và xây dựng. Các quyết định đã được ban hành như:

– Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020.

 

– Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2015 về kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

 

– Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành các chính sách phát triển ngân hàng xanh như: Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 (Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015).

 

– Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018).

 

– Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại bước đầu đã có những chính sách cho tín dụng xanh như có các chương trình tín dụng góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả, tạo sinh kế và nâng cao mức sống của người dân, giải quyết từng bước các vấn đề môi trường và xã hội; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực theo hướng đầu tư theo chiều sâu, sử dụng công nghệ cao… Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về tài chính xanh của Việt Nam mới đang ở trong giai đoạn sơ khai, chưa được hoàn thiện, đồng bộ.

 

 

Về việc phát triển các trung gian tài chính xanh, việc phát triển ngân hàng xanh đã có những bước tiến đáng kể như việc xây dựng khung chiến lược phát triển ngân hàng xanh.

 

Các ngân hàng thương mại Việt Nam đạt được những tiến bộ khá tích cực trong việc phát triển hệ thống ngân hàng xanh thông qua hoàn thiện hệ thống quản trị, cải thiện chính sách cổ đông, công bố thông tin cũng như kiểm soát rủi ro. Các ngân hàng thương mại cũng đã chú trọng xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

 

Kết quả đến nay đã có 3 ngân hàng thương mại áp dụng được Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS), 17 ngân hàng thương mại đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ và đa phần đã thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, đa phần các ngân hàng thương mại chưa có bộ phận riêng, chuyên trách về phát triển ngân hàng – tín dụng xanh.

 

Đầu tư xanh không còn khó

 

 

Hiện Bộ Tài nguyên – Môi trường đã tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc tăng vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, kết hợp sửa đổi thông tư hướng dẫn việc cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

Về lĩnh vực cho vay cũng được mở rộng hơn. Cụ thể, đối tượng vay sẽ đa dạng ở nhiều lĩnh vực như thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải; xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề. Đặc biệt, DN có nhu cầu xây dựng hệ thống sử dụng năng lượng gió, mặt trời, hoặc cải tạo dây chuyền sản xuất sẽ được hỗ trợ vốn vay để mua hoặc nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng.

 

Ngoài ra, trong giai đoạn 2019-2021, quỹ sẽ tập trung hỗ trợ mạnh cho các chương trình mục tiêu, trọng điểm của Chính phủ là cải tạo môi trường các lưu vực sông, ô nhiễm làng nghề, ô nhiễm môi trường khu công nghiệp; ô nhiễm chất thải sinh hoạt; ứng dụng và triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường; tiết kiệm năng lượng…

 

Cùng với những cải cách trong hoạt động cho vay vốn, Bộ TN-MT cũng cam kết sẽ cải cách thủ tục hành chính để đơn giản hoạt động cho vay vốn; từng bước, đáp ứng tối đa nhu cầu cải thiện môi trường sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger