Trong khi Thế giới đã và đang sôi nổi trong cuộc “Cách mạng xây dựng xanh” thì nước ta mới trong giai đoạn bắt đầu, dự kiến là chậm hơn các nước trên Thế giới khoảng 15 năm, lý do chính là do nước ta chưa có chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững. Dưới đây là nhận định của các chuyên gia về thực trạng Công trình Xanh tại Việt Nam.
Thực trạng Công trình Xanh tại Việt Nam
Mới đây, theo dữ liệu của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), tính đến quý III/2020, trên thực tế Việt Nam mới chỉ có 155 dự án công trình xanh được chứng nhận. Đây là một con số khá thấp so với các nước trong khu vực, trái ngược với thực trạng xây dựng công trình xanh rầm rộ trên thị trường vài năm gần đây. Từ các dự án bất động sản bình dân cho tới những dự án hạng sang, cao cấp, từ các căn hộ chung cư đến biệt thự, các dự án đều “đua nhau” gắn mác công trình xanh.
Số lượng Công trình Xanh tại nước ta vẫn còn khá khiêm tốn
1. Bộ Xây dựng nhận định và phát triển Công trình Xanh
Bộ Xây dựng đánh giá tiêu chí “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” là tiêu chí quan trọng nhất trong CTX. Nhận được sự hỗ trợ từ nhóm Tư vấn Quốc tế Derenger (hoa Kỳ) đã biên soạn và ban hành QCXDVN 09: 2005/BXD – Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Bộ Xây dựng đã giao phó cho Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ của IFC tiến hành chỉnh sửa quy chuẩn thành QCVN 09: 2013/BXD, trở thành điều kiện tiên quyết và tối thiểu để công nhận một công trình xây dựng là CTX. Góp phần khuyến khích, thúc đẩy phát triển “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tòa nhà”.
2. Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) và phát triển Công trình Xanh
VGBC chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007 tại Việt Nam, do một nhóm người Việt kiều ở Mỹ và người Mỹ đứng ra thành lập dưới sự bảo trợ của “Quỹ Thành phố Xanh” thuộc bang California.
VGBC thực chất là một tổ chức NGO nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Đến nay VGBC đã xây dựng và công bố 3 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng công cụ LOTUS: Nhà ở, phi nhà ở và công trình hiện hữu.
VGBC đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về công trình xanh, đến nay đã được những dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài đăng ký và được VGBC cấp chứng chỉ Công trình Xanh LOTUS.
Dự án Genesis School đạt chứng chỉ LOTUS hạng Vàng
3. Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định và phát triển Công trình Xanh
Hội Kiến trúc sư Việt Nam dành sự quan tâm đáng kể đến việc phát triển kiến trúc xanh. Tháng 4/2011, Hội đã thành lập Hội đồng Kiến trúc Xanh Việt Nam. Thực hiện tuyên ngôn “Kiến trúc Xanh Việt Nam”.
Đến nay, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức hai lần tuyển chọn và công nhận “Công trình Kiến trúc Xanh Việt Nam” với mỗi lần khoảng 10 công trình như Trường THCS Phan Chu Trinh, Dĩ An, Bình Dương và EcoPark, khu đô thị sinh thái Văn Giang, Hưng Yên.
4. Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam nhận định và phát triển Công trình Xanh
Kể từ năm 2005, các chuyên gia của Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam (VACEE) đã viết nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên môn ở trong nước và tham gia trình bày các báo cáo về CTX trong các hội thảo khoa học có liên quan, nhằm truyền bá các hiểu biết và thúc đẩy phong trào học tập kinh nghiệm quốc tế để phát triển ở nước ta.
Năm 2011 VACEE đã thành lập Hội đồng “Xây dựng Xanh Việt Nam” (VGBC Vietnam). Hội đồng VGBC Vietnam đã tích cực đóng góp ý kiến cho việc thực hiện 2 Đề tài nghiên cứu về Công trình Xanh mà Bộ Xây dựng đã giao cho VACEE chủ trì thực hiện, đó là Đề tài “Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển công trình xanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá và công nhận CTX ở Việt Nam”
5. Hội đồng Công trình Xanh của Mỹ nhận định và phát triển Công trình Xanh
Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) đã trực tiếp tiến hành xét công nhận CTX cho những công trình được đầu tư từ nước ngoài ở Việt Nam theo các tiêu chí LEED như Trụ sở Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (TP.HCM), đã được USGBC cấp Chứng chỉ LEED Vàng năm 2012 và Trụ sở Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (Đồng Nai).
Ảnh minh họa Hệ thống pin năng lượng Mặt trời
Bài viết đã cung cấp những nhận định của các chuyên gia về thực trạng Công trình Xanh tại Việt Nam giúp cho người đọc và chủ đầu tư có được những cái nhìn chiến lược về xây dựng và phát triển tại Việt Nam. Vui lòng liên hệ GBS Việt Nam để được tư vấn về phát triển Công trình Xanh.
Chia sẻ bài đăng , chọn nền tảng chia sẻ!