Tôi đang có dự án BĐS cần phát triển? Tôi phải bắt đầu từ đâu? GỌI CHÚNG TÔI: 0948484859

Xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng tại Việt Nam

Trong xây dựng, sử dụng vật liệu xanh dần trở thành xu hướng phát triển bền vững thay thế các vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường.

1. Thế nào là vật liệu xanh?

 

Vật liệu xanh được định nghĩa là những loại vật liệu có trách nhiệm với môi trường. Nó có thể tái chế được hoặc phân hủy xanh.

Những loại vật liệu này giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và cả khi phá dỡ công trình. 

 

 

2. Xu hướng Sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng tại Việt Nam

 

Phong trào công trình xanh, sử dụng vật liệu xanh ở Việt Nam mới đi những bước đầu tiên. Hiện tại, chưa có phong trào hoạt động thực sự và chưa được sự quan tâm đúng mức của xã hội.  

Sản xuất và sử dụng VLXD giúp giải quyết các vấn đề về môi trường. Ngoài ra, góp phần tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính – nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

 

 

Nhiều loại VLXD xanh đã được khuyến khích sử dụng. Phổ biến nhất là VLXD không nung. Nguyên liệu được lấy từ các phế thải công nghiệp, có thể tái sử dụng và dễ tiêu hủy.

Hiện nay, ngành VLXD đã sản xuất được nhiều loại vật liệu thông minh, thân thiện với môi trường. Một số loại có thể kể đến như gạch không nung, xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái,…

 

3. Chính sách phát triển vật liệu xanh trong xây dựng tại Việt Nam

 

Ở Việt Nam, đã có chủ trương, chính sách thúc đẩy xu hướng sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng tiến nhanh hơn như:

– Luật Xây dựng năm 2014, Điều 110 yêu cầu sử dụng vật liệu xanh đã quy định: an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, thân thiện môi trường.

Hay Nghị định 24a/2016/NĐ- CP ngày 5/4/2015 về quản lý vật liệu xanh đã đưa ra khái niệm và quy định vật liệu xanh tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. 

 

 

Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt các văn bản khác như:

– Quyết định số 567 ngày 28/4/2010 ban hành Chương trình phát triển vật liệu xanh đến năm 2020

– Chỉ thị số 10 ngày 16/4/2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xanh, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch nung

– Quyết định 1696 ngày 23/9/2014 về một số giải pháp xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xanh

– Quyết định 452/QĐ- TTg ngày 12/4/2017 Phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xanh và trong các công trình xây dựng.

 

Tại Hội nghị Vật liệu Xây dựng toàn quốc 2017 do Bộ Xây dựng tổ chức, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh: “Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta thời gian qua đã có sự thay đổi rõ rệt, công nghệ ngày càng hiện đại, từng bước hòa nhập với trình độ chung của khu vực và thế giới. Một số doanh nghiệp có trình độ sản xuất tiên tiến, có uy tín trên thị trường”.

 

 

Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các chính sách cụ thể ưu đãi, thu hút đầu tư. Tích cực khuyến khích phát triển sản xuất những loại vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

 

Mọi công việc đều cần có khởi đầu. Phong trào công trình xanh Việt Nam, sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng cần có tổ chức và kế hoạch rõ ràng. Bằng cách đó, chắc chắn sẽ thành công.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0948484859

Messenger